Khởi nghiệp thất bại, quyết thi đại học về nuôi vạn con này, lãi tiền tỷ

11/01/2024 10:00
Khởi nghiệp thất bại, thanh niên ở Cần Thơ quyết tâm đi học đại học để tích lũy kiến thức nuôi lươn và đến nay anh đã có thu nhập nửa tỷ đồng/năm.
Giữa trưa tháng 8, anh Nguyễn Thành Tân (31 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) tất bật thay nước cho các bể nuôi lươn.

Vốn xuất thân trong gia đình nông dân, từ nhỏ anh Tân gắn liền với ruộng vườn. Học xong phổ thông, anh tìm hiểu mô hình nuôi lươn và bắt đầu nuôi thử với con giống là lươn đồng.

Vụ đầu tiên, lươn nuôi hao hụt nhiều, anh Tân thất bại. “Do lươn đồng mình mua được người ta đánh bắt bằng xung điện hay thuốc nên con giống rất yếu. Ngoài ra, tập tính hoang dã của lươn đồng rất cao, vì vậy đem chúng về thuần hóa, nuôi khó vô cùng”, anh Tân kể về những khó khăn buổi đầu khi nuôi lươn.


Mới khởi nghiệp đã nhận ngay thất bại, anh Tân nhiều đêm nằm trằn trọc, trong giấc ngủ cũng nghĩ tới con lươn.

Thấy mình chưa có kinh nghiệm, cần phải học hỏi thêm, Tân quyết tâm ôn tập và thi đậu vào ngành Thủy sản  Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010.

“Tôi quyết định học đại học với mong muốn là được tìm hiểu, tích lũy thêm kiến thức về con lươn để ứng dụng vào mô hình nuôi ở nhà”, anh Tân nói. Do vừa được học lý thuyết trên lớp, vừa thực hành ở nhà nên anh Tân gặp rất nhiều thuận lợi. Đến năm 2014, chàng trai này đã thành công với mô hình nuôi lươn Vietgap theo công nghệ tuần hoàn nước. 

Anh Tân chia sẻ, phần lớn người dân miền Tây tìm mua lươn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên về nuôi nên con giống không bảo đảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt cao, có khi mất trắng. 

Trong quá trình học, được sự giúp đỡ của thầy cô, anh Tân nghiên cứu cho lươn sinh sản. “Khi cho lươn đẻ thành công mình sẽ chủ động được nguồn giống”, Tân cho hay. 

Sau khi ra trường, dù được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mời về làm nhưng tân sinh viên này vẫn quyết tâm theo nghề nuôi lươn. Anh quyết định đầu tư mở rộng diện tích nuôi, kết hợp làm giống và nuôi lươn thương phẩm. Những lứa lươn giống đầu tiên ươm thành công được Tân tuyển chọn, nuôi lớn thành đàn lươn bố mẹ quy mô lớn, đủ cung cấp cho thị trường. 

Theo anh Tân, nuôi lươn theo theo công nghệ tuần hoàn nước là làm bể nuôi làm bằng xi măng kết nối với hệ thống tuần hoàn nước gồm một bể lọc sinh học, một bể lắng chất thải rắn và bể chứa nước.

“Để lươn có chỗ trú ẩn, tôi dùng dây nilon cột thành chùm lúc con giống còn nhỏ; lúc lươn lớn thì dùng lưới đậy bên trên. So với mô hình nuôi lươn có bùn, việc dùng lưới, dây nilon thì mật độ nuôi sẽ nhiều hơn, cũng như ít bệnh tật, lươn sống ổn định, mau lớn hơn”, anh Tân nói. 

Hiện, tổng diện tích nuôi lươn của anh Tân khoảng 5.000m2, với 78 bể nuôi cho sinh sản, mỗi bể là 28m2. Tổng đàn lươn bố mẹ hơn 2,5 tấn. Khu nuôi được chia làm 2 khu, gồm khu lươn thịt, sinh sản và khu lươn giống. Bể nuôi được làm theo hai dạng, bể xi măng ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn nước, bể composite thay nước hằng ngày.

Theo anh Tân, hệ thống bể composite nuôi lươn đặt trực tiếp trên mặt ao, mỗi ngày thay nước từ 2-3 lần, thao tác dễ dàng. Nước cặn thải ra ao được tận dụng nuôi các loại cá trê, tai tượng,...

Mật độ lươn nuôi trong bể composite là 450 con/m2; còn bể xi măng nuôi theo hệ thống tuần hoàn nước với mật độ 380 con/m2. Thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn công nghiệp độ đạm 43%. 

Thanh niên này tiết lộ, khi lươn sinh sản thì từ 6-7 ngày trứng sẽ nở. “Sau khi lươn nở được 7 ngày thì mình cho chúng ăn trùng chỉ. Được hơn 1 tháng mình có thể xuất bán lươn giống. Còn lươn thương phẩm thì nuôi khoảng 10-12 tháng có thể xuất bán thương phẩm”, anh Tân chia sẻ. 

Hiện mỗi năm anh Tân cung ứng trên 300.000 con lươn giống với giá 3.000-4.000 đồng/con (tùy kích cỡ). Riêng lươn thịt anh ký kết hợp đồng cung ứng khoảng 4,7 tấn, giá từ 112.000-115.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm.


Theo Vietnamnet

Tin xem thêm

Tân trang vùng kín tại spa, đau đớn nhập viện ‘khắc phục hậu quả’

Kỹ Năng Sống
24/12/2024 20

Sau khi làm đẹp vùng kín tại các spa, nhiều phụ nữ gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, thậm chí thủng âm đạo, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Lý do người phụ nữ U70 quyết tâm thẩm mỹ ngực

Kỹ Năng Sống
23/12/2024 20

Mặc dù đã nhiều tuổi nhưng bà H. luôn khao khát được đi tắm biển, mặc quần áo dễ dàng hơn nên tìm tới bác sĩ để thẩm mỹ lại vòng một.

Gen Z đua mốt trang điểm ‘bạn gái mèo Tom’

Kỹ Năng Sống
21/12/2024 20

Kiểu trang điểm thành nhân vật Toodles Galore trong phim hoạt hình "Tom và Jerry" được hàng nghìn TikToker thực hiện, hút triệu lượt xem.

Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Kỹ Năng Sống
19/12/2024 20

MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.

Hàng loạt kem dưỡng trắng, chăm sóc da bị thu hồi vì không đạt chất lượng

Kỹ Năng Sống
18/12/2024 08

Bốn lô mỹ phẩm dưỡng trắng, chăm sóc da do một công ty tại TPHCM chịu trách nhiệm đưa ra thị trường vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc do mẫu kiểm nghiệm không...

Lưu ý khi bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày

Kỹ Năng Sống
16/12/2024 20

Đảm bảo nhu cầu khuyến nghị, lựa chọn nguồn thực phẩm lành tính, dễ hấp thu là những lưu ý khi bổ sung canxi.

Đôi bạn thân ở Quảng Nam chế tác đèn ngủ độc lạ, tỏa mùi thơm, giúp ngủ ngon

Kỹ Năng Sống
16/12/2024 10

Xuất ngũ về quê, đôi bạn thân ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương, cùng nhau mở xưởng sản xuất đèn ngủ bằng trầm hương.

Cốc nước dứa thử lòng người chồng ích kỷ

Kỹ Năng Sống
15/12/2024 20

Tối hôm anh mua cốc nước dứa về, tôi nằm trằn trọc, tự hỏi liệu cuộc hôn nhân này có thể thay đổi không. Chúng tôi mới cưới nhau được gần 1 năm thôi mà.

5 cách dưỡng tóc từ gừng

Kỹ Năng Sống
15/12/2024 20

Không chỉ làm gia vị, gừng còn có nhiều công dụng như kích thích mọc tóc, ngăn rụng và nuôi dưỡng tóc hiệu quả.

Chàng trai 10X ở TPHCM cưới vợ hơn 14 tuổi, cha mẹ hết lòng ủng hộ

Kỹ Năng Sống
14/12/2024 20

Sinh năm 2000, anh Tài muốn cưới vợ hơn mình 14 tuổi và đã có con riêng. Cha mẹ anh vẫn vui vẻ chào đón con dâu.