Vì sao phải giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng?
NHNN vừa có báo cáo về việc nghiên cứu và tiến tới xoá bỏ việc điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV.
Theo đó, từ năm 2024, NHNN không giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với đặc thù, quy mô tín dụng của nhóm này và tiếp tục giao tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD còn lại. NHNN đang tiếp tục rà soát để từng bước dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp này.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ này, NHNN nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc.
Hiện nay, áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu, gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát.
Tỷ lệ tín dụng/GDP liên tục duy trì ở mức cao, có xu hướng gia tăng (cuối năm 2023: 132,75%; 2022: 124,89%; 2021: 123,05%).
Chính vì vậy, NHNN cho rằng việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
Trước năm 2011, do đặc thù nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng để cân đối cho các nhu cầu vốn nên tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, và có tốc độ tăng rất nhanh. Giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng bình quân cả hệ thống khoảng 36%/năm.
Tỷ lệ tín dụng/GDP giai đoạn này cũng tăng nhanh, kéo theo hệ lụy là cuộc đua lãi suất huy động giữa các TCTD để có nguồn vốn cho vay, dẫn đến lãi suất cho vay tăng tương ứng và nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao, nhiều TCTD có nguy cơ mất thanh khoản, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Quá trình triển khai biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến nay cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã giảm từ mức trên 30%/năm (cá biệt có năm tăng 53,8%) xuống còn khoảng từ 12-14%/năm trong những năm gần đây. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát và duy trì lạm phát ổn định dưới 4%.
Đồng thời, biện pháp này đã góp phần thúc đẩy các TCTD nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động, giảm mặt bằng lãi suất thị trường.
Dễ quay lại tăng trưởng tín dụng ”nóng”
Đến nay, đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
Trong bối cảnh đó, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế là rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng nên tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô như cảnh báo của một số tổ chức quốc tế.
Đồng thời áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho công tác điều hành của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống TCTD.
Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam, nếu TCTD tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thông qua cả hệ thống các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hạn mức tăng trưởng tín dụng, thì hệ thống TCTD có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011, không chỉ tạo nợ xấu gia tăng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn rủi ro gây bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế, rủi ro lạm phát.
Do vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
NHNN cho rằng việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.
Hiện nay trong quá trình điều hành, NHNN đã và đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các TCTD với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho TCTD, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các TCTD.
Đồng thời, để tiến tới và kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ số an toàn, NHNN đang chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cao chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế; tuy nhiên, điều này cũng cần song hành với việc triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng.
Theo Vietnamnet
Theo CNN cập nhật vào cuối ngày 8/1, những đám cháy rừng bùng phát trên diện rộng ở hạt Los Angeles, Mỹ đã khiến 150.000 người phải sơ tán.
Giá vàng hôm nay 10/1/2025 tăng cao trên thị trường quốc tế, neo quanh mức 2.760 USD/ounce. Trong nước, vàng SJC và nhẫn tròn trơn tăng 3 ngày liên tiếp, cùng đắt thêm 1 ...
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lự...
Liên tiếp gần 10 ngày cuối cùng của năm 2024, lãi suất huy động tại các ngân hàng im lìm. Tuy nhiên, chỉ trong 2 ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, thị trường lãi suất ...
Từ năm 2025, cơ quan kiểm định không cấp giấy đăng kiểm tạm 15 ngày; xe trả góp, vay ngân hàng không còn phải trình giấy thế chấp bản chính khi đi đăng kiểm.
Tối 5/1, vợ chồng Đình Minh hẹn bạn ra trung tâm Hà Nội xem chung kết ASEAN Cup. Khi tuyển Việt Nam vô địch, cả hai cùng hòa vào dòng người “đi bão”, thực hiện bộ ảnh cướ...
CLB Diamond ở khách sạn Ramana (TPHCM) được cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên tại đây, nhiều đối tượng lôi kéo đại gia t...
Lãnh đạo Apple giải thích vì sao công ty không phát triển công cụ tìm kiếm riêng. Một trong số đó là ‘hao tiền, tốn của’.
Giá vàng hôm nay 9/1/2025 trên thị trường quốc tế vẫn treo cao cho dù đồng USD và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng dựng đứng. Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn vẫn leo thang và h...