Tính đến thời điểm hiện tại, quy định về việc dạy thêm, học thêm đang được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Trong đó, Điều 7 của thông tư này nêu rõ việc thu và quản lý tiền học thêm trong và ngoài nhà trường.
Cụ thể, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Còn đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Đến thời điểm này, mức tiền và cách thức thu tiền học thêm được thực hiện như trên.
Theo thông tư này, văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm.
Hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Còn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cũng phải đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất 30 ngày. Cùng đó, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngoài ra, cũng phải xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm, trong đó bao gồm hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Học sinh THPT trong lễ khai giảng năm học 2023-2024.
Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư mới quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm (nếu được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành; thời hạn lấy ý kiến hết ngày 22/10/2024).
Nếu theo hướng dự thảo thông tư mới này đang xây dựng, quy định thu và quản lý tiền học thêm sẽ được điều chỉnh như sau:
- Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
- Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
- Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng bày tỏ trăn trở kể cả khi có thông tư mới (Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo) thay thế Thông tư 17 quy định về dạy thêm, học thêm, bởi những điều căn cốt nhất của việc dạy thêm, học thêm vẫn chưa thể quản lý được.
"Mối quan hệ dạy thêm và học thêm không chỉ ở mục đích hướng đến phát triển người học mà thực tế còn cả lợi ích kinh tế và nhiều ràng buộc khác. Vì vậy, chắc chắn việc này sẽ rất khó quản lý”, bà Thơ nói.
Bà Thơ dẫn chứng ngay với việc dự thảo thông tư đang quy định mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa phụ huynh, học sinh với cơ sở dạy thêm:
“Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo rằng các học sinh 'mất phí, trả tiền' học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn? Khi thực hiện những nghiên cứu về đánh giá tác động, chúng tôi vẫn hay nói vui: Với lĩnh vực dạy thêm, học thêm, trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ bị buông lỏng.
Hiện nay chưa thấy cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm đối với người học. Những điều này sẽ phát sinh và chắc chắn được những người có liên quan và xã hội rất quan tâm nhưng có thể cơ quan được giao quản lý trực tiếp lại không thể giải quyết”, bà Thơ nói.
Theo Vietnamnet
Từ 16/12/2024, Bac A Bank ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
Từ ngày 1/1/2025, người lái xe ô tô kinh doanh vận tải, ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên không lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
7 đại học lớn ở phía Nam gồm các trường ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Công thương TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH N...
SRI LANKA - Mới đây, một nữ du khách Trung Quốc đã bị hất văng ra khỏi tàu sau khi đu hẳn người ra bên ngoài để tạo dáng chụp ảnh.
NHẬT BẢN - Một chiếc máy bán cơm hộp tự động hoạt động suốt 52 năm qua thu hút người dân địa phương và du khách thập phương đến trải nghiệm.
TRUNG QUỐC - Dịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024 đà tăng của vàng miếng SJC và nhẫn trơn bị chặn lại, cùng lao dốc theo giá vàng thế giới. Khả năng giá vàng sẽ có một tuần ít biến động do các...
2024 là năm thứ 6 liên tiếp Forbes vinh danh HDBank bởi những giá trị đổi mới và sáng tạo không ngừng để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển bền ...
Từ lợi thế nền nông nghiệp cà phê, các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển mô hình du lịch mới đa dạng và thu hút.
Thị trường có quy mô hàng triệu tỷ sôi động hơn vào cuối năm nhờ tín hiệu chính sách mới và sự nhập cuộc của các tập đoàn lớn. Tỷ phú giàu nhất có động thái mới sau thươn...