Con gái ngư dân tốt nghiệp xuất sắc ĐH Bách khoa Hà Nội

10/05/2024 20:00
Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 2001) là sinh viên có điểm học tập và rèn luyện cao nhất ngành Kỹ thuật Hoá học của ĐH Bách khoa Hà Nội trong đợt tốt nghiệp sớm năm nay.

Trước khi nhận tấm bằng Xuất sắc, Hằng đã được một giáo sư tại Hàn Quốc đề nghị nhận vào học tiếp lên bậc thạc sĩ. Những kết quả này đều là điều nữ sinh quê Quỳnh Lưu (Nghệ An) chưa từng nghĩ tới khi vừa bước chân vào trường.

Là đứa trẻ sinh ra ở miền biển, từng chứng kiến sự vất vả của mẹ khi bám đồng sản xuất muối và nỗi canh cánh lo trước mỗi chuyến đi biển của bố, từ nhỏ, gia đình đã trở thành động lực to lớn nhất để Hằng cố gắng. Đến năm 2019, em thi đỗ vào ngành Kỹ thuật Hoá học của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Lần đầu xa nhà đến thành phố học tập, nữ sinh cảm thấy ngợp và bơ vơ khi không có ai thân quen. Trong suốt 2 tháng đầu tiên, Hằng chật vật để làm quen với ngôi trường mới. “Em liên tục tìm kiếm cơ hội để được giao tiếp, kết bạn. Thời điểm tham gia vào đội tình nguyện của trường, em bắt đầu gặp được những người bạn có chung sở thích, đam mê, nhờ vậy dần vơi đi cảm giác bơ vơ, lạc lõng”, Hằng nhớ lại.

Hằng là sinh viên có điểm học tập và rèn luyện cao nhất ngành Kỹ thuật Hoá học của ĐH Bách khoa Hà Nội trong đợt tốt nghiệp sớm năm nay.

Dẫu vậy, nữ sinh vẫn chưa thoát khỏi sự tự ti “mình không giỏi bằng các bạn”. Thời điểm đó, lớp của Hằng có nhiều bạn từng đoạt giải học sinh giỏi quốc gia từ thời phổ thông, thậm chí có bạn “giỏi toàn diện” ở nhiều khía cạnh. “Em thấy những điều mình biết còn quá hạn chế. Khi đặt bản thân vào môi trường rộng lớn, em nhận ra mình thật nhỏ bé”. Nhưng nếu cứ tự ti, bản thân vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, Hằng quyết tâm tìm cách “lấp đầy” những điều thiếu sót.

“Trong quá trình tham gia đội sinh viên tình nguyện, em có quen một người bạn được xem là “idol Bách khoa” do có thành tích học tập cao ngay từ năm nhất. Em kiên trì học hỏi từ bạn và được bạn chia sẻ khá nhiều về cách học”. Từ đó, Hằng bắt đầu đặt mục tiêu xa hơn là tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi.

Năm nhất ở Bách khoa vốn có các môn đại cương khó với giáo trình dày nổi tiếng. Trong một buổi, có những khi thầy cô dạy hết cả 2-3 chương sách. Ngoài ra, các kỳ thi của Bách khoa cũng là “nỗi ám ảnh” với nhiều sinh viên, nhất là ở các môn vấn đáp.

“Chẳng hạn, nội dung các môn thiên về lý thuyết thường rất rộng, thầy cô lại có thể hỏi bất kỳ điều gì xoay quanh. Vì thế, muốn được điểm cao cần phải nỗ lực cày cuốc. Việc học vất vả nhưng bù lại em cũng học được rất nhiều điều”, Hằng nói.

Để bắt kịp với tốc độ và lượng kiến thức khổng lồ, Hằng luôn cố gắng đọc kỹ lý thuyết và làm thử một số bài tập trước khi lên lớp. Có những kiến thức ban đầu chưa hiểu ngay, nhưng sau khi nghe thầy cô giảng trên lớp lại rất “thấm”.

Hằng cũng cố gắng dành nhiều thời gian lên thư viện nhất có thể thay vì “cày đêm”. “Đều đặn mỗi ngày, em sẽ lên thư viện ít nhất khoảng 2 tiếng, nhưng phần lớn vẫn trên 4 tiếng sau giờ học. Đây giống như một kho tàng tư liệu em có thể tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhờ thế mỗi khi đi thi em không cảm thấy khó nhằn hay “ngợp” nữa”.


Từ cảm thấy mông lung không biết bắt đầu từ đâu, trong học kỳ đầu tiên, Hằng đã giành được học bổng loại A của ĐH Bách khoa Hà Nội. Sang năm thứ 2, nữ sinh bắt đầu được tiếp xúc với các môn cơ sở ngành như Hoá công, Hoá Lý hay một số môn liên quan đến Đồ hoạ, Kỹ thuật điện.

Đánh giá đây là những môn khó nhằn và khô khan, nhưng đổi lại, Hằng nhận thấy sinh viên sẽ được đào tạo toàn diện và trang bị thêm nhiều kỹ năng để làm đa dạng ngành sau khi tốt nghiệp. “Em luôn cố gắng không xem nhẹ bất cứ môn học nào, dẫu đôi lúc cũng thấy quá tải và mệt mỏi”.

Ngoài thời gian này, Hằng còn tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để nắm được các khâu đoạn cơ bản như từng bước làm thí nghiệm hay cách cân lượng mẫu chuẩn. Nhờ những kỹ năng này, nữ sinh từng đoạt giải Nhì sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện tại, Hằng vẫn đang trong quá trình hoàn thành một bài báo để nộp cho tạp chí quốc tế.

Là người hướng dẫn đồ án tốt nghiệp của Hằng và cũng hướng dẫn nữ sinh tại nhóm nghiên cứu trong suốt 3 năm, PGS.TS Phạm Thanh Huyền, giảng viên Trường Hóa và Khoa học Sự sống đánh giá Hằng là người chủ động, cầu thị và khiêm tốn.

“Hằng tốt nghiệp sớm một kỳ và có điểm số cao nhất trong những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đợt này. Khi chưa tốt nghiệp, Hằng đã được một giáo sư bên Hàn nhận để học tiếp lên thạc sĩ. Đây là thành tích khá tốt với một sinh viên”, PGS Huyền nhận xét.

Sau khi tốt nghiệp Xuất sắc tại Bách khoa, nữ sinh Nghệ An được nhiều doanh nghiệp chào đón. Tuy nhiên, Hằng lựa chọn trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội, đồng thời hỗ trợ giảng dạy các môn STEM bằng tiếng Anh.

Hài lòng với công việc này nhưng Hằng cho biết nếu có cơ hội, em vẫn muốn tiếp tục học lên cao hơn trong môi trường quốc tế, sau đó trở về làm việc trong ngành giáo dục.

Theo VietNamnet


Tin xem thêm

Nàng nào muốn sang lên thì tránh 4 kiểu quần này, rất dìm dáng và tối kỵ với chốn công sở

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 20

Chị em công sở nên cân nhắc trước khi sắm các kiểu quần này nếu muốn thăng hạng phong cách.

Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 10

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các...

Bí quyết sống còn của doanh nghiệp Việt tỷ đô vươn lên từ thất bại

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 10

Lì lợm và kỷ luật đi đến mục tiêu là một trong những bí quyết sống còn giúp FPT trở thành doanh nghiệp Việt tỷ đô, tự tin 'sánh vai các cường quốc năm châu' bằng chất xám...

Chàng trai chuyển nhầm tiền nhận bão ‘like’ sau sao kê của MTTQ Việt Nam

Kỹ Năng Sống
17/09/2024 20

Sau khi Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) công khai sao kê, cộng đồng mạng phát hiện một thanh niên chuyển nhầm tiền ủng hộ 2 lần và muốn xin lại khoản chuyển nhầm.

Tôi muốn chia tay người yêu 6 năm để đến với chủ nhà trọ lớn hơn 20 tuổi

Kỹ Năng Sống
16/09/2024 08

Người yêu vô tâm, lười biếng, thường xuyên vay tiền khiến tôi mệt mỏi. Trong khi đó, tôi được chủ nhà trọ lớn hơn 20 tuổi chiều chuộng, quan tâm.

Đám cưới tổ chức lúc nửa đêm của cô gái Việt ở Ấn Độ...

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

11h đêm, lễ cưới bắt đầu được tổ chức. Tới 5h sáng, mọi thứ xong xuôi, cô dâu lên xe hoa về nhà chồng. Lúc xuống xe, đôi trẻ phải đứng trong hai cái rổ tre, ôm nhau đi và...

Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên có 2 thủ khoa tốt nghiệp với điểm tuyệt đối 4.0/4.0 kể từ khi áp dụng cách tính điểm này vào năm 2007.

Người đàn ông khiến tôi nhớ nhung, đau khổ suốt một đời

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

Kỷ niệm về ngày mưa và người chồng sắp cưới của bạn thân khiến cô gái chưa một lần yêu như tôi nhớ nhung, đau đớn cả đời.

Tôi rơi vào cảnh mất mặt vì ham 1 kiểu váy rẻ, bạn đừng đi vào vết xe đổ của tôi

Kỹ Năng Sống
12/09/2024 20

Tưởng là chân ái nhưng kiểu váy này lại chính là “tam tai” của chính tôi

Chàng trai Mỹ đến TP.HCM cầu hôn bạn gái chưa từng gặp mặt

Kỹ Năng Sống
12/09/2024 20

Evan tỏ tình đến lần thứ 6, Tiên mới nhận lời yêu. Cuối năm 2020, anh đặt vé máy bay sang Việt Nam, chấp nhận cách ly nửa tháng để được gặp mặt, cầu hôn bạn gái.