Lão Hoạch khật khưỡng bước thấp bước cao đi như người mất hồn về nhà. Đẩy cánh cổng bằng gỗ lim nặng trịch sơn màu cánh gián, lảo đảo như người mất hồn bước vào khoảng sân lát gạch Giếng Đáy màu đỏ bóng mịn rồi mở cửa bước vào nhà, lão nằm lăn quay trên chiếc giường gỗ hương đỏ còn thơm sức mùi gỗ, bóng loáng. Đầu óc lão quay cuồng. Ngày mai là giỗ ông ngoại lão. Chiều nay lão nghỉ không lên xã làm việc, cất công dành cả buổi chiều vào gặp lão Khánh, anh con bác ruột bên ngoại nhà lão, trước là gửi giỗ ông ngoại, sau là bàn định với lão Khánh về cách tháo gỡ việc hoán đổi đất ao cho lão Khánh không thành. Đang rối hết cả đầu, chưa thèm cho lão vào nhà trình bày, lão Khánh đã thả xích chó, đóng chặt cổng và đuổi lão về. Lão bảo có thẻ nhang muốn gửi giỗ cụ ngày mai, thì lão Khánh chỉ vào cái thùng đựng thư báo treo ngoài cổng, bảo: “Chú bỏ tiền gửi giỗ cụ vào thùng thư ấy rồi về! Đây không tiếp thằng tham nhũng, nhá!” Lời nói của lão Khánh như một lưỡi dao đâm trúng tim lão...
Lão Hoạch nhìn trân trân lên trần nhà. Bao kí ức lại hiện về. Tất cả chỉ vì đất ao. Do chính cái tác phẩm mà lão đã bày mưu tính kế tạo ra để có đất thực hiện kế hoạch giãn dân của cái làng, thậm chí là cái xã này lại gây nên tai họa cho chính lão...
Từ cái năm ông Vượng còn làm chủ tịch xã, lão đã là người đầu tiên ở hàng xã nghĩ ra cái kế trả lại ao cho những hộ đã góp vào Hợp tác xã từ ngày đầu mới thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp. Lão cho kế ấy là thượng sách. Đất chật. Người đông. Ngay cái làng Yên Dương nhà lão, khi lão mới vào làm chân địa chính của xã, cánh Đồng Gạch chạy suốt từ đầu làng phía đằng Tây tới giáp tận con sông Thiên Mã vẫn chỉ là vườn cây của các cụ phụ lão thôn. Ấy vậy mà chỉ sau bốn mươi năm, cả cánh Đồng Gạch ấy đã san sát những ngôi nhà cao tầng.
Những năm ấy, luật pháp về đất đai còn chưa nghiêm, chỉ cần xã, hoặc thậm chí ngay cả thôn cũng có thể cắm vài chục mét vuông đất giãn dân xây căn nhà cho lũ con cái mới dựng vợ gả chồng ra ở riêng... Chính vì thế mà cả cánh Đồng Gạch, cây ăn quả các loại, tốt như rừng, mùa nào thức ấy là thế, mà thoắt cái đã biến mất. Một cái làng Yên Dương kéo dài tới tận bờ sông Thiên Mã sầm uất đã mọc lên.
Đến những năm cuối thời kì ông Vượng làm chủ tịch xã, muốn có đất giãn dân thật khó. Không thể lấy đất trồng lúa, trồng hoa màu cho dân xây nhà được. Lão bèn nghĩ ra kế ấy. Tất cả những ai nhận lại ao thì cứ một đổi một. Lấy đất ao thì thôi không lấy đất ruộng nữa. Lúc đầu cũng chẳng mấy người mặn mà với cái cách hoán đổi ấy. Vì họ lo, lợi tức hằng năm thu về từ ao không bằng lợi tức của đất ruộng.
Minh họa Ngô Xuân Khôi
Lão nhớ như đinh đóng cột, vào buổi tối mùa đông, trời tối đen như mực, gió bấc thổi vù vù mang theo hơi lạnh như cắt da cắt thịt, hai vợ chồng nhà thằng Bính đến nhà lão xin thanh lí hợp đồng đấu thầu thuê ao đã kí được tám năm để chuyển sang nhận ao thay ruộng, theo tỷ lệ mà xã mới quy định. Thằng Bính hơn lão một hai tuổi nhưng là bề dưới, phải gọi lão bằng ông trẻ. Cách đấy tám năm, vợ chồng thằng Bính đặt vấn đề thuê cả khu ao và đầm ngoài khu Vực Đông, ngay sát đầu làng phía đằng Đông. Lão trình với ông Vượng. Ông Vượng cho họp ủy ban thống nhất. Ngày ấy trên ủy ban đa số con cháu, hoặc dây mơ rễ má nhà ông Vượng, nên họp hành cũng chỉ là thủ tục. Xã đồng ý cho cánh nhà Bính thuê hai ngàn mét vuông ao, đầm để nuôi trồng thủy sản. Tiền thuê ao, đầm là hai triệu đồng một năm tiền lúc bấy giờ, nộp luôn mười năm tiền thuê...
Vợ thằng Bính là cái Hoa con nhà ông Thiếp ngay cùng xóm. Cũng chỉ tại con cái Hoa mà bây giờ lão nên nông nỗi này. Lão nhớ cái ngày lão mới học xong lớp mười trường huyện, thi đại học không đỗ, lão lang thang ở nhà, lêu lổng với mấy thằng bạn trong xóm. Nhà con một, nên lão được bu chiều chuộng từ trong trứng. Bố lão cả đời chả phải làm gì. Suốt thời ấu thơ của mình, lão chỉ thấy bố ngồi uống rượu suông. Uống rượu chẳng cần mồi. Ngày chỉ ăn hai lưng cơm. Công việc nặng nhất của bố là thổi cơm nếp bằng thứ gạo chỉ xay, bỏ trấu, không giã, ủ men và nấu rượu. Bố ăn, ngủ và uống rượu nhiều nên hai mí mắt lúc nào cũng mòng mọng như sắp sụp xuống. Thỉnh thoảng bố say rượu lại mượn rượu chửi đời. Chửi như ám chỉ một ai đó rất gần nhà mà lại vu vơ rất xa, đến mãi đến tận bây giờ lão vẫn không biết bố lão chửi ai. Quanh năm cứ cái giọng đều đều thế mà chửi. Giọng rượu líu ríu cả lưỡi...
Bố lão như thế mà xã vẫn ưu tiên hoãn nghĩa vụ quân sự cho lão với lí do lão là con độc nhất của gia đình. Nhớ cái buổi chiều hè năm ấy, lão đang cởi trần nằm ngủ dưới nền nhà thì có tiếng đẩy cổng kêu ken két. Rồi tiếng cối đá xay ngô rầm rầm vọng vào. Lão nghển cổ nhìn ra ngoài sân. Mặt trời đã tắt nắng trong khoảng sân nhà rộng mênh mông vắng tanh vắng ngắt. Không tiếng gà con kêu chíp chíp như mọi chiều. Chắc sân gạch nóng bỏng chân nên lũ gà mẹ, gà con còn rúc ẩn ngoài rặng dâm bụt tránh nắng. Chỉ có bóng đứa con gái cùng trang lứa với lão búi mái tóc đen, dầy, mặc cái quần phíp mỏng và cái áo trắng vải phin nõn Nam Định bó sát vào người, khiến cặp vú căng tròn cứ dập dà dập dờn núng na núng nính căng nẩy theo từng nhịp kéo cái giằng cối xay ngô tin tít. Cặp mông tròn vểnh lên, chuyển động nhịp nhàng theo sự chuyển động của cơ thể đang dùng toàn lực kéo cái giằng cối đá nặng trịch. Ngô được xay nhỏ văng ra khỏi khe giữa hai thớt cối bằng đá tạo thành một đường vành tròn xung quanh thớt dưới của chiếc cối xay ngô nằm sát mặt sân, tỏa mùi thơm ngòn ngọt của bột ngô mới. Lão nhìn bộ dạng, biết ngay đứa con gái xay ngô trong sân nhà lão là cái Hoa con nhà ông Thiếp. Một cảm giác rạo rực trong tâm thức lão làm lão bật dậy.
Nhìn thấy lão, Hoa vừa kéo giằng cối tin tít, vừa đưa mắt chào lão. Ánh mắt nó như một tia chớp lóe lên làm lão choáng ngợp. Hai bầu má căng tròn đỏ hây hây nom ngon mắt làm lão cảm thấy thèm được cắn một miếng thật to nuốt chửng vào thật sâu trong bụng cho đã đời. Đi sát ngay phía sau Hoa, lão như kẻ bị bắt mất hồn vì thứ mùi mồ hôi con gái thơm nồng. Từ phía sau, lão bất ngờ quờ hai tay vòng lên, thộp vội và bóp chặt hai bầu vú tròn căng của Hoa. Hoa giật mình buông vội hai tay ra khỏi cái giằng xay ngô, ngồi thụp ngay xuống, hai tay bắt chéo ôm lấy hai bầu vú vừa bị lão bóp bất ngờ đau đến thót tim. “Ui, sao Hoạch lại làm thế! Không... không sợ người ta nhìn thấy à? ...” Toàn thân lão run lên. Mồ hôi vã ra như tắm. “Tớ không cố ý, tại... đẹp quá... xin lỗi... nhé! ...” Lão chạy vội vào trong nhà, mở cánh cổng phụ lảo đảo bước ra vườn chuối sau nhà, ngồi bệt xuống thở dốc. Sau buổi chiều ấy, hàng tháng trời Hoa không thèm giáp mặt lão...
Rồi trời xui đất khiến thế nào, thằng Bính lại lấy Hoa. Hôm đón dâu về nhà, Hoa liếc xéo nhìn sang lão, khiến lão dựng cả tóc gáy, luôn né cặp mắt to màu nâu, giữa tròng mắt như có hai đốm lửa sáng rực luôn rọi vào người lão, khiến lão cảm thấy nóng rực...
Chính vì sợ đôi mắt ấy của Hoa mà lão cuống lên, thành lú lẫn, đồng ý cho hai vợ chồng nhà nó đổi ruộng lấy ao. Mà lại không phải ao nhà chúng nó. Nhà chúng nó chỉ có gần ba sào ao, còn lại là ao của nhà ông ngoại lão. Mấy ngày hôm sau, Hoa còn chủ động mời lão ra ngoài thị trấn Guông ăn trưa. Lão nghĩ thể nào cả hai vợ chồng thằng Bính cùng đi tiếp lão, ai ngờ khi vào nhà hàng, chỉ mỗi con vợ đến. “Nhà em hôm nay đi lên thành phố có chút việc, không tiếp anh được, mình em đại diện, mong anh thông cảm!” Nghe Hoa xưng “em” và gọi lão là “anh”, lão cảm thấy hơi nhoi nhói trong tim, nhưng sau đó, thấy nó vồn vã, thân tình, lão bỗng cảm thấy thấy dễ chịu. Có khi có hai người ngồi với nhau, xưng hô như thế lại thấy hay là đằng khác. Nó luôn chủ động nâng cốc, cụng chén uống cùng lão. Lão thấy nể cái khả năng uống rượu của nó. Uống ngang phân với lão mà mặt nó vẫn tỉnh khô. Hai má chỉ hơi ửng hồng lên như người mới đi ngoài nắng về. “Vợ chồng em không bao giờ quên ơn anh... Em cũng không bao giờ quên...” Hoa nhìn chằm chặp vào đôi mắt lão. “Em muốn lấy cái ao ấy cũng được, cho nó liền thửa, tiện nuôi trồng thủy sản... Hoặc nếu có sử dụng vào mục đích khác thì cũng đẹp...” Lão đưa miệng vào sát tai nó thì thầm câu được câu chăng. “Em cảm ơn anh...” Hoa nửa như vô tình cầm lấy cổ tay lão, ghé miệng sát vào tai lão: “Đến bây giờ em vẫn sợ... sợ cái hôm em xay ngô bị anh bóp đấy!...” Vừa thì thầm, Hoa vừa cười vẻ ranh mãnh. Nhưng lão lại nhìn thấy sự chân thành, dại dột của Hoa. Lão tợp một hớp rượu rồi đưa tay nắm chặt lấy cổ tay tròn và mát lạnh của Hoa. “Em nhớ mãi hôm ấy, nếu anh không sợ, có khi em về làm vợ rồi í... hì hì...” Lão đưa mắt nhìn Hoa. Nó kém vợ lão mỗi hai tuổi mà thân hình còn đầy đặn, hai bầu vú của nó như đầy lên, trắng nõn nà lồ lộ dưới cái cổ áo hình lá sen, tạo nên một cái khe còn ngay ngắn, căng đét, chứ không bèo nhèo như cặp vú mướp của vợ lão.
Sau bữa ăn trưa hôm ấy, lão sinh quen. Quen vì thích nghe cái giọng ngọt ngào của Hoa, vì thích ngửi và hít sâu vào lồng ngực cái mùi mồ hôi đàn bà đầy khêu gợi đã kích thích những dục tính của lão lên đến cao độ. Và, lão, chính lão đã bày mưu tính kế, lập hồ sơ giả cho cái ao của ông ngoại lão đã vào hợp tác xã mang tên “ao bà Ấm” là mẹ đẻ của Hoa. Chính lão đọc cho Hoa viết tờ giấy mang danh bà Ấm cho tặng con gái là Đào Thị Hoa ba sào ao ấy. Có tờ giấy kí tên bà Ấm cho con gái ao, lão lập hồ sơ giao gần hai nghìn mét vuông ao cho vợ chồng nhà Bính Hoa. Ngày xưa ông Vượng còn làm chủ tịch, chắc khó mà xong việc này, nhưng bây giờ chủ tịch xã là Tích, người làng Năm Thôn, không biết gốc tích ao chuôm làng Yên Dương nhà lão, hơn nữa những việc nhạy cảm này chủ tịch chả cần căn vặn, chỉ cần nhìn vào đôi mắt cá chày của lão là đã hiểu, nên chỉ nhìn một lượt là kí, không phải nghĩ.
Ngay khi được xã đồng ý giao đất ao thay cho đất trồng lúa, hai vợ chồng nhà Bính Hoa đã thuê người, ngày đêm đổ đất lấp ao theo kiểu lấp đến đâu, trồng cây ăn quả đến đấy. Ai cũng nghĩ nhà Bính Hoa chỉ chuyển đổi đất từ trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả, chả ai ngờ đó chỉ là một bước thử thăm dò để chuẩn bị chạy thêm bước nữa. Chính lão đã bị xoáy vào cuộc chơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nhà Bính Hoa một cách xuất sắc đến ngoạn mục như thế. Xuất sắc và ngoạn mục còn hơn cả làm cho chính nhà lão, chứ nhà anh em ruột thịt, hay lũ cháu chắt đồng tông nhà lão thì đừng hòng. Lão dám lấy tiền của anh em ruột thịt à? Lão dám cầm tay, bóp vú người ruột thịt nhà lão à? Có mà loạn luân! Vậy lão sẽ được gì? Đấy là chưa kể, năm đảng ủy xã định kết nạp lão vào đảng, đúng lúc nhạy cảm, cấp trên xem xét lí lịch cho lão thì ngay trong nội tộc của lão tố cáo cả bố và mẹ lão hồi kháng chiến chống Pháp, cứ đêm đến nghe tiếng chó sủa là chõ ra ngoài cổng chửi Việt Minh về phá làng. Thế là lão mất cơ hội vào đảng. Mất cơ hội phấn đấu. Vậy thì bây giờ, tấc đất tấc vàng, chúng có thân thì lo, lão cóc làm cho thằng nào nữa... Lão biết chúng nó thì thầm sau lưng lão. Nhưng mặc xác chúng. Làm hộ cả họ nhà lão tức là làm hộ nửa làng. Họ nhà lão to. Vai vế lão cũng to. Đấy là chưa kể con quan viên tứ họ nhà vợ lão... Làm hộ tuốt thì lão treo niêu à? Với lại còn những ông sếp của lão nữa. Lão lấy gì mà trả cho họ. Không có gì, còn lâu họ mới kí cho nhé! Nhà Bính Hoa nó khác. Nó chu đáo tất tần tật. Chả lúc nào lão quên được cái vòng tay mềm mại và mát lạnh của Hoa, cái mùi nồng thơm da thịt và tiếng rên rỉ buột ra từ miệng nó rót vào tai lão đến tê rung cả màng nhĩ...
Cả hai ngàn mét đất ao của nhà nó được sự giúp đỡ của lão, và trên nữa là các cấp chính quyền theo đường dây của lão, do chính lão tạo dựng lên, đã được chuyển sang đất làm nhà ở lâu dài. Cũng phải phục là, không biết lũ con nhà nó làm gì trên phố huyện mà nhiều tiền đến thế. Chỉ sau một thời gian ngắn, hai cơ ngơi vào loại to đẹp và khang trang nhất làng đã mọc lên. Xung quanh mỗi căn biệt thự là vườn cây ăn quả, là sân lát gạch khổ to Giếng Đáy loại một lúc nào cũng đỏ au. Cũng chính từ lúc ấy, mọi người nhao nhao lên, thi nhau san lấp ao. Cái làng Yên Dương nhà lão vốn nằm trong một thung lũng, nước mưa, nước thải sinh hoạt của cả làng chủ yếu đổ dồn vào tích trữ ở một dãy ao trước làng chạy dài suốt từ điểm cực đông đến điểm cực tây của làng, nay bị san lấp hết, chỉ còn có hai cái ao Chạ nằm giáp con đường làng đi quanh hai bên sân đình, nên cứ động mưa là nước ngập hết đường ngõ trong làng. Ai cũng bảo tại lấp ao, nhưng chả ai có ao lại không lấp. Chính quyền xã cho lấp thì tội gì không lấp! Lão Khánh anh con bác bên đằng ngoại nhà lão mải mê đi làm xa, khi trở về làng bỗng giật mình nhớ đến ao. Lão Khánh xông đến nhà thằng Bính chửi rủa cả một tuần lễ vì thấy thằng Bính xây một căn biệt thự đẹp cỡ hàng tỉnh và trồng cây cảnh phong thủy và cây ăn quả trên đất ao nhà mình. Thằng Bính gọi điện cho công an đến. Sau khi kiểm tra, thấy giấy tờ nhà đất của nhà Bính Hoa hợp lệ, công an xã mời lão Khánh lên xã bắt làm kiểm điểm rồi phạt vi cảnh vì gây rối mất trật tự công cộng. Khốn nỗi, đúng thời gian đó lão Hoạch đi nghỉ mát mãi trong Sầm Sơn, không có nhà để kịp thời giải quyết cho êm thấm nên mới xảy ra chuyện như thế. Vừa về đến nhà lão đã phải chạy ngay vào trong nhà lão Khánh xoa dịu bằng cách sẽ hoán đổi ao làng cho phần ao đã giao cho nhà Bính Hoa. Lão thì thầm to nhỏ phân tích cho lão Khánh về sự hơn thiệt nếu hoán đổi diện tích ao làng cho lão Khánh. Ao làng nằm ở vị trí đắc địa, ngay giáp con đường cái giữa làng đã được mở rộng, hai ô tô tránh nhau thoải mái, lại đã được thực hiện bê tông hóa ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đổi ao ngoài đầu làng đằng xóm Đông lấy diện tích ao làng thì quả là lợi đơn, lợi kép. Ngẫm nghĩ một lúc, lão Khánh mới dịu giọng, đứng dậy đi súc ấm, pha trà mời lão...
Ngay sáng ngày hôm sau, lão trình lãnh đạo ủy ban xã về việc giao diện tích ao làng cho lão Khánh. Lão thuyết minh rằng, khi vào hợp tác xã nông nghiệp, mọi người đều đóng góp ruộng nương, ao chuôm, nay thực hiện chia đất trồng lúa, đất ao cho dân thì làm sao xác định để đất nhà ai thì trả lại cho nhà ấy được. Giao đất trồng lúa cũng như giao đất ao, cốt sao cứ đủ diện tích theo quy định của xã là được. Mỗi nhân khẩu được chia đất lần này được 391 mét vuông, quy định hoán đổi diện tích đất ao tương đương nhau, có nghĩa ông Khánh lấy hai ngàn mét vuông ao thì thôi không lấy hai nhìn mét vuông ruộng trồng lúa nữa, số diện tích đất trồng lúa được hoán đổi ấy sẽ giao cho các hộ khác, thế là ổn cả. Thấy phân tích có lý, có tình, chủ tịch xã kí ngay phương án hoán đổi đất ruộng lấy đất ao làng của làng Yên Dương. Lão Khánh cho thuê hai chục xe công nông trong làng, ngoài xã, ngày đêm chạy rầm rập, phả khói khét lẹt cả nửa cây số đường làng. Tiếng xe rú ga lúc tiến, lúc lùi đổ cát, đổ chạc vữa làm những hộ dân sống cạnh ao làng bức xúc. Họ lầm rầm chửi cánh nhà lão Hoạch, lão Khánh, cậy quyền thế công nhiên chiếm mất ao làng. Tay Phóng đội trưởng đội sản xuất lại là em thúc bá với lão Hoạch vốn có hiềm khích với lão Hoạch nổi khùng lên, công kích ra mặt. Chả là cách đây năm năm hắn cho san phẳng cái miếng đất ngay trước nhà lão Hoạch làm cái chuồng nuôi con bò cái để đẻ lấy bê con. Mảnh đất ấy vốn là cái gồ mọc đầy những cây dứa dại, xương rồng bà gai nhọn hoắt, vô tình chạm phải, gai xương rồng bà đâm sâu vào thịt buốt nhoi nhói. Sợ nhất là những cây mò, lá to bằng hai bàn tay ghép vào, mặt dưới là những con mò nhỏ li ti, màu đỏ, trẻ con, người lớn không may chạm phải lập tức những con mò bé tí tì ti kia bay sang bám vào rốn, vào nách. Ai ngờ vừa dọn xong thì mụ vợ lão Hoạch ra nhảy xếch lên mà xỉa xói, chửi bới. Tay Phóng chạy ra mặt đỏ tía tai phân trần, không ngờ đúng lúc ấy, lão Hoạch phi xe máy về đến nhà, người sực nức mùi rượu đượm với mùi ai ai của lá húng rau thơm và một thứ mùi gây gây như mùi dồi lợn. Lão Hoạch dựng xe ngay đầu ngõ, lao vào giang tay, thẳng cánh tát tay Phóng một cái nẩy đom đóm mắt. Tay Phóng ôm mặt chạy vào trong nhà không chống đỡ, nhưng kiên quyết không dọn chuồng bò đi nơi khác. Lão Hoạch tức mà không dám làm to chuyện, đành để cho thằng em con thúc bá giời đánh chiếm mất không miếng đất gồ, án ngữ ngay cái mặt tiền nhà lão. Dù chiếm được đất, tay Phóng vẫn cay cú vì bị tát một cái. Tiếng là anh em ruột thịt, nhưng cấm nhờ được lão Hoạch cái gì. Thật không bằng người dưng nước lã...
Chính thằng Phóng em con chú ruột lão Hoạch bày ra cái trò khốn nạn ấy. Hắn nhân danh Đội sản xuất dựng một tấm biển “Công trình khu vui chơi trẻ em Đội Một” ngay ở lối xe chở đất cát cho nhà lão Khánh ra vào nơi ao làng. Rồi cũng chính hắn vận động các gia đình đóng góp tiền bạc, công xá, thuê xe đổ đất cát xuống ao làng. Hắn dằn mặt bọn chở thuê đất cát cho nhà lão Khánh, khiến các chủ xe thanh lí hợp đồng với lão Khánh, chuyển sang chở thuê cho tập thể Đội Một. Thế là hắn và cả cái đội một này hất lão Khánh ra khỏi cuộc chơi đổi ruộng lấy đất ao làng. Lão Khánh có mọc thêm sáu đầu mười hai tay cũng không sao có thể đấu được với mấy chục gia đình san lấp ao với cái danh nghĩa “làm sân chơi cho trẻ em” ...
Lão Hoạch cay mũi nhưng cũng đành bó tay. Chẳng những thế, lão còn bị cấp trên gọi lên phê bình vì làm việc thiếu chín chắn. Tay chủ tịch xã mặt non choẹt chỉ cỡ tuổi con lão mới trông thấy lão đã gọi giật giọng, lên mặt dạy đời rồi ấn vào tay lão cả một tập đơn thư tố cáo lão vì tình riêng mà chia ao làng cho nhà lão Khánh, mặt cứ tửng từng tưng như chỉ mình lão là người có lỗi. Mình lão có lỗi thì chữ kí của nó là cái c. khô à? Mù không đọc à, mà đổ hết tội lỗi lên đầu mỗi một mình lão... Lão nuốt mấy lần mới xuôi cục nghẹn vào được trong bụng. Nước mắt ứa ra chua xót.
Nhưng khốn nạn nhất cho cái thân lão là cái phần đất ruộng mà lão Khánh đổi lấy đất ao lại được xã tổ chức đấu thầu cho thuê mất rồi. Làng Yên Dương nhà lão không còn một mét vuông quỹ đất dự phòng nào cả. Ngay cái máng ngoài cổng Cái cũng đã cho một đơn vị viễn thông thuê để xây dựng và lắp đặt một trạm tiếp sóng thời gian những năm mươi năm. Lão Khánh bị Đội Một cướp mất ao làng thì điên cuồng lên, chạy hết xã lên đến huyện yêu cầu giải quyết để giành lại phần đất ao xã đã có quyết định cho lão đổi từ đất ruộng sang. Chữ kí của xã có dấu đỏ rành rành mà không ai giải quyết. Không đòi được đất ao, lão Khánh bị mất trắng gần hai trăm triệu đồng tiền thuê đổ đất cát và san lấp. Lão như kẻ chân không tới đất, cật không tới trời, đất ao bị bọn người nhân danh làm nơi vui chơi cho trẻ em cướp mất, đòi lại đất ruộng thì đã hết quỹ đất...
Lão Hoạch như đứng giữa hai làn đạn. Đứng giữa hai trận tuyến. Dân thì kiện lão tình riêng với nhà lão Khánh mà cấp cả đất ao làng cho lão Khánh. Còn lão Khánh đòi ao không được, đòi đất hết đất thì quay sang kiện lão đã thông đồng cấp ao của các cụ để lại mà lão Khánh được ăn hương hỏa, cho Hoa vợ thằng Bính. Lão Khánh còn đưa bằng chứng về những quan hệ bất chính giữa lão Hoạch và Hoa, khiến vợ lão giãy nảy lên, kêu khóc, còn thằng Bính, đứa đã được mấy nghìn mét vuông đất ao thì hằm hằm nhìn mặt lão như muốn xông vào mà băm vằm, xé xác lão ra. Chỉ có Hoa là mặt sứa gan lim. Nhìn thấy lão vẫn lúng la lúng liếng. Lão nhìn Hoa. Bao nhiêu cảm giác háo hức, rừng rực như có lửa cháy trong lòng nay đã nguội lạnh hẳn. Lão cảm thấy một cảm giác ghê tởm thớ lợ khi bất giác nhìn thấy cái đầu lưỡi nhọn như lưỡi rắn nhưng lại đỏ loét của Hoa bất giác thò ra liếm lên cặp môi dày xăm màu thâm xỉn của nó. Tất cả đã quá mù sang mưa. Lão không còn sợ bị phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ cái quan hệ lợi dụng lẫn nhau giữa lão với Hoa nữa. Đằng nào thì vợ lão cũng đã biết. Ê chề. Nhục nhã đã là thứ cảm giác quen thuộc với lão. Ngu mới chết ở cái vũng trâu đằm. Ngu mới chết vì cái miếng thịt ba lạng của con đàn bà quái vật... Lão nuốt những cục đắng vào bụng mà nước mắt cứ rỉ ra....
Lão Hoạch cựa mình rờ rẫm đưa hai chân vào đôi dép da rồi đứng dậy, lảo đảo bước ra ngoài hiên. Trời đã tắt nắng. Một thoảng gió nhẹ phả hơi nóng vào mặt lão. Lão lê bước đi ra khỏi nhà. Lão đi trong vô định. Đã đến nước này, lão cũng chẳng còn gì nữa. Kỉ luật lão thì cũng vậy. Bắt lão đi tù thì lão đi tù. Làm cái chức bé tí trên xã, một mình lão cũng chẳng quyền hành gì mà quyết. Lão chết thì cũng khối thằng chết theo. Đi tù rồi cũng ra tù. Nhưng có một sự day dứt vì mất mát còn lớn hơn, khủng khiếp hơn là ở tù vài năm rồi xóa án tích. Đó là sự mất mát tình cảm. Mất tình mất nghĩa với vợ lão, với các con lão. Lão cảm thấy chua xót trong lòng mỗi khi nhớ tới những ánh mắt của vợ con nhìn lão. Nhất là đôi mắt của vợ lão lúc nào cũng ngân ngấn nước, chả dám nhìn ai. Hình như những việc lão làm, chính lão không cảm nhận được đầy đủ sự bẽ bàng và xấu hổ, mà ngược lại lão còn cảm thấy có đôi chút kiêu hãnh vì lão đã chinh phục được một người đàn bà mà lão thích từ lúc còn trẻ. Chỉ đến khi việc cấp đất ao cho lão Khánh không thành, sự việc bị vỡ lở, lão mới thực sự cảm thấy nỗi chua xót, sự ê chề trong lòng lão. Từ nay, liệu lão có còn đủ can đảm bước vào nhà lão Khánh nơi có ban thờ ông bà ngoại lão nữa hay không? Liệu lão Khánh có tha thứ cho lão hay không. Đằng họ nội nhà lão tiếng là đông người, nhưng lão lại là con độc nhất của cha mẹ lão. Các anh em trong nội tộc đều đã xa lánh lão. Thằng Phóng con chú ruột lão, rồi mấy đứa em thằng Phóng nữa gần như đã từ mặt lão từ lâu rồi. Chẳng lẽ những năm cuối đời lão lại trở thành một kẻ cô độc. Trên đời này, cái đáng sợ nhất không phải là nghèo đói, không phải là đòn roi và những sự trừng phạt, mà chính là mình không còn ý nghĩa gì với bất cứ ai nữa. Đó là sự cô độc. Tù đày trong sự cô độc còn đáng sợ hơn mọi sự cầm tù khác. Những cảm giác thăng hoa của dục tính làm con đực rồi cũng qua đi. Những chiếc phong bì dày mỏng gộp lại để thành một gia sản lớn của lão rồi đến lúc cũng chẳng để làm gì. Làm sao có thể quay lại được thời gian để làm lại từ đầu. Cả đời đi làm việc chỉ lạng lách để kiếm chác, làm sao có thể dễ dàng quay lại làm người tử tế. Lão bỗng nhớ đến bu lão, người đã một mình tần tảo rau cháo nuôi lão, người một đời làm vợ trong roi vọt và những cơn thịnh nộ chửi rủa của chồng trong những cơn say không biết tỉnh bao giờ. Bu ơi, tại con mà nên nông nỗi này. Tại con mà mất cái ao của ông ngoại. Tại con mà anh Khánh lâm vào cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”. Ao không đòi được, ruộng thì không còn để cấp. Con biết sống làm sao đây bu ơi...! Anh Khánh cũng từ con nốt rồi...!
Đôi bàn chân vô thức đã đưa lão đến cái sân chơi dành cho trẻ em Đội Một. Cái Ao Làng rộng mênh mông hơn hai nghìn mét vuông đã được san lấp và đổ một lớp bê tông dày đến ba mươi phân có tường quây bao quanh. Trên sân người ta đã lắp những con thú nhún bằng sắt, những xà ngang, xà dọc và những chiếc xích đu, những hàng ghế xi măng đã rửa màu sáng. Lão Hoạch đưa mắt lơ đãng nhìn. Chợt lão hiểu ra, chẳng ai có thể chiếm cái Ao Làng này được. Từ mấy trăm năm nay từ ngày thành lập làng đến giờ Ao Làng vẫn là của làng.
Trời tối hẳn, những ngọn đèn cao áp dựng xung quanh cái sân chơi cho trẻ em trên cái Ao Làng bỗng bật lên thứ ánh sáng màu xanh lét. Gió Nam thổi hun hút tràn qua mặt sân xi măng mang theo một chút hơi nóng còn vương lại ào ạt thổi vào phía trước làng.
“Ông Hoạch hôm nay rảnh rỗi thế, ông ra vãn cảnh à?” Có tiếng đàn bà khan khan như tiếng vịt đực hỏi.
“À... không, tôi đi qua đây thôi...” Lão Hoạch lí nhí trả lời rồi đưa chân rảo bước đi về phía xóm Giếng nhà lão Khánh. Bóng lão chìm trong ánh sáng xanh lét, mờ ảo của những ngọn đèn đường thưa thớt lúc trời vừa nhập nhoạng tối.
Tổng hợp nhiều nguồn
Chính vì thế mà cả cánh Đồng Gạch, cây ăn quả các loại, tốt như rừng, mùa nào thức ấy là thế, mà thoắt cái đã biến mất. Một cái làng Yên Dương kéo dài tới tận bờ sông Thiên Mã sầm uất đã mọc lên.
Lão Hoạch khật khưỡng bước thấp bước cao đi như người mất hồn về nhà. Đẩy cánh cổng bằng gỗ lim nặng trịch sơn màu cánh gián, lảo đảo như người mất hồn bước vào khoảng sân lát gạch Giếng Đáy màu đỏ bóng mịn rồi mở cửa bước vào nhà, lão nằm lăn quay trên chiếc giường gỗ hương đỏ còn thơm sức mùi gỗ, bóng loáng. Đầu óc lão quay cuồng. Ngày mai là giỗ ông ngoại lão. Chiều nay lão nghỉ không lên xã làm việc, cất công dành cả buổi chiều vào gặp lão Khánh, anh con bác ruột bên ngoại nhà lão, trước là gửi giỗ ông ngoại, sau là bàn định với lão Khánh về cách tháo gỡ việc hoán đổi đất ao cho lão Khánh không thành. Đang rối hết cả đầu, chưa thèm cho lão vào nhà trình bày, lão Khánh đã thả xích chó, đóng chặt cổng và đuổi lão về. Lão bảo có thẻ nhang muốn gửi giỗ cụ ngày mai, thì lão Khánh chỉ vào cái thùng đựng thư báo treo ngoài cổng, bảo: “Chú bỏ tiền gửi giỗ cụ vào thùng thư ấy rồi về! Đây không tiếp thằng tham nhũng, nhá!” Lời nói của lão Khánh như một lưỡi dao đâm trúng tim lão...
Lão Hoạch nhìn trân trân lên trần nhà. Bao kí ức lại hiện về. Tất cả chỉ vì đất ao. Do chính cái tác phẩm mà lão đã bày mưu tính kế tạo ra để có đất thực hiện kế hoạch giãn dân của cái làng, thậm chí là cái xã này lại gây nên tai họa cho chính lão...
Từ cái năm ông Vượng còn làm chủ tịch xã, lão đã là người đầu tiên ở hàng xã nghĩ ra cái kế trả lại ao cho những hộ đã góp vào Hợp tác xã từ ngày đầu mới thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp. Lão cho kế ấy là thượng sách. Đất chật. Người đông. Ngay cái làng Yên Dương nhà lão, khi lão mới vào làm chân địa chính của xã, cánh Đồng Gạch chạy suốt từ đầu làng phía đằng Tây tới giáp tận con sông Thiên Mã vẫn chỉ là vườn cây của các cụ phụ lão thôn. Ấy vậy mà chỉ sau bốn mươi năm, cả cánh Đồng Gạch ấy đã san sát những ngôi nhà cao tầng.
Những năm ấy, luật pháp về đất đai còn chưa nghiêm, chỉ cần xã, hoặc thậm chí ngay cả thôn cũng có thể cắm vài chục mét vuông đất giãn dân xây căn nhà cho lũ con cái mới dựng vợ gả chồng ra ở riêng... Chính vì thế mà cả cánh Đồng Gạch, cây ăn quả các loại, tốt như rừng, mùa nào thức ấy là thế, mà thoắt cái đã biến mất. Một cái làng Yên Dương kéo dài tới tận bờ sông Thiên Mã sầm uất đã mọc lên.
Đến những năm cuối thời kì ông Vượng làm chủ tịch xã, muốn có đất giãn dân thật khó. Không thể lấy đất trồng lúa, trồng hoa màu cho dân xây nhà được. Lão bèn nghĩ ra kế ấy. Tất cả những ai nhận lại ao thì cứ một đổi một. Lấy đất ao thì thôi không lấy đất ruộng nữa. Lúc đầu cũng chẳng mấy người mặn mà với cái cách hoán đổi ấy. Vì họ lo, lợi tức hằng năm thu về từ ao không bằng lợi tức của đất ruộng.
Lão nhớ như đinh đóng cột, vào buổi tối mùa đông, trời tối đen như mực, gió bấc thổi vù vù mang theo hơi lạnh như cắt da cắt thịt, hai vợ chồng nhà thằng Bính đến nhà lão xin thanh lí hợp đồng đấu thầu thuê ao đã kí được tám năm để chuyển sang nhận ao thay ruộng, theo tỷ lệ mà xã mới quy định. Thằng Bính hơn lão một hai tuổi nhưng là bề dưới, phải gọi lão bằng ông trẻ. Cách đấy tám năm, vợ chồng thằng Bính đặt vấn đề thuê cả khu ao và đầm ngoài khu Vực Đông, ngay sát đầu làng phía đằng Đông. Lão trình với ông Vượng. Ông Vượng cho họp ủy ban thống nhất. Ngày ấy trên ủy ban đa số con cháu, hoặc dây mơ rễ má nhà ông Vượng, nên họp hành cũng chỉ là thủ tục. Xã đồng ý cho cánh nhà Bính thuê hai ngàn mét vuông ao, đầm để nuôi trồng thủy sản. Tiền thuê ao, đầm là hai triệu đồng một năm tiền lúc bấy giờ, nộp luôn mười năm tiền thuê...
Vợ thằng Bính là cái Hoa con nhà ông Thiếp ngay cùng xóm. Cũng chỉ tại con cái Hoa mà bây giờ lão nên nông nỗi này. Lão nhớ cái ngày lão mới học xong lớp mười trường huyện, thi đại học không đỗ, lão lang thang ở nhà, lêu lổng với mấy thằng bạn trong xóm. Nhà con một, nên lão được bu chiều chuộng từ trong trứng. Bố lão cả đời chả phải làm gì. Suốt thời ấu thơ của mình, lão chỉ thấy bố ngồi uống rượu suông. Uống rượu chẳng cần mồi. Ngày chỉ ăn hai lưng cơm. Công việc nặng nhất của bố là thổi cơm nếp bằng thứ gạo chỉ xay, bỏ trấu, không giã, ủ men và nấu rượu. Bố ăn, ngủ và uống rượu nhiều nên hai mí mắt lúc nào cũng mòng mọng như sắp sụp xuống. Thỉnh thoảng bố say rượu lại mượn rượu chửi đời. Chửi như ám chỉ một ai đó rất gần nhà mà lại vu vơ rất xa, đến mãi đến tận bây giờ lão vẫn không biết bố lão chửi ai. Quanh năm cứ cái giọng đều đều thế mà chửi. Giọng rượu líu ríu cả lưỡi...
Bố lão như thế mà xã vẫn ưu tiên hoãn nghĩa vụ quân sự cho lão với lí do lão là con độc nhất của gia đình. Nhớ cái buổi chiều hè năm ấy, lão đang cởi trần nằm ngủ dưới nền nhà thì có tiếng đẩy cổng kêu ken két. Rồi tiếng cối đá xay ngô rầm rầm vọng vào. Lão nghển cổ nhìn ra ngoài sân. Mặt trời đã tắt nắng trong khoảng sân nhà rộng mênh mông vắng tanh vắng ngắt. Không tiếng gà con kêu chíp chíp như mọi chiều. Chắc sân gạch nóng bỏng chân nên lũ gà mẹ, gà con còn rúc ẩn ngoài rặng dâm bụt tránh nắng. Chỉ có bóng đứa con gái cùng trang lứa với lão búi mái tóc đen, dầy, mặc cái quần phíp mỏng và cái áo trắng vải phin nõn Nam Định bó sát vào người, khiến cặp vú căng tròn cứ dập dà dập dờn núng na núng nính căng nẩy theo từng nhịp kéo cái giằng cối xay ngô tin tít. Cặp mông tròn vểnh lên, chuyển động nhịp nhàng theo sự chuyển động của cơ thể đang dùng toàn lực kéo cái giằng cối đá nặng trịch. Ngô được xay nhỏ văng ra khỏi khe giữa hai thớt cối bằng đá tạo thành một đường vành tròn xung quanh thớt dưới của chiếc cối xay ngô nằm sát mặt sân, tỏa mùi thơm ngòn ngọt của bột ngô mới. Lão nhìn bộ dạng, biết ngay đứa con gái xay ngô trong sân nhà lão là cái Hoa con nhà ông Thiếp. Một cảm giác rạo rực trong tâm thức lão làm lão bật dậy.
Nhìn thấy lão, Hoa vừa kéo giằng cối tin tít, vừa đưa mắt chào lão. Ánh mắt nó như một tia chớp lóe lên làm lão choáng ngợp. Hai bầu má căng tròn đỏ hây hây nom ngon mắt làm lão cảm thấy thèm được cắn một miếng thật to nuốt chửng vào thật sâu trong bụng cho đã đời. Đi sát ngay phía sau Hoa, lão như kẻ bị bắt mất hồn vì thứ mùi mồ hôi con gái thơm nồng. Từ phía sau, lão bất ngờ quờ hai tay vòng lên, thộp vội và bóp chặt hai bầu vú tròn căng của Hoa. Hoa giật mình buông vội hai tay ra khỏi cái giằng xay ngô, ngồi thụp ngay xuống, hai tay bắt chéo ôm lấy hai bầu vú vừa bị lão bóp bất ngờ đau đến thót tim. “Ui, sao Hoạch lại làm thế! Không... không sợ người ta nhìn thấy à? ...” Toàn thân lão run lên. Mồ hôi vã ra như tắm. “Tớ không cố ý, tại... đẹp quá... xin lỗi... nhé! ...” Lão chạy vội vào trong nhà, mở cánh cổng phụ lảo đảo bước ra vườn chuối sau nhà, ngồi bệt xuống thở dốc. Sau buổi chiều ấy, hàng tháng trời Hoa không thèm giáp mặt lão...
Rồi trời xui đất khiến thế nào, thằng Bính lại lấy Hoa. Hôm đón dâu về nhà, Hoa liếc xéo nhìn sang lão, khiến lão dựng cả tóc gáy, luôn né cặp mắt to màu nâu, giữa tròng mắt như có hai đốm lửa sáng rực luôn rọi vào người lão, khiến lão cảm thấy nóng rực...
Chính vì sợ đôi mắt ấy của Hoa mà lão cuống lên, thành lú lẫn, đồng ý cho hai vợ chồng nhà nó đổi ruộng lấy ao. Mà lại không phải ao nhà chúng nó. Nhà chúng nó chỉ có gần ba sào ao, còn lại là ao của nhà ông ngoại lão. Mấy ngày hôm sau, Hoa còn chủ động mời lão ra ngoài thị trấn Guông ăn trưa. Lão nghĩ thể nào cả hai vợ chồng thằng Bính cùng đi tiếp lão, ai ngờ khi vào nhà hàng, chỉ mỗi con vợ đến. “Nhà em hôm nay đi lên thành phố có chút việc, không tiếp anh được, mình em đại diện, mong anh thông cảm!” Nghe Hoa xưng “em” và gọi lão là “anh”, lão cảm thấy hơi nhoi nhói trong tim, nhưng sau đó, thấy nó vồn vã, thân tình, lão bỗng cảm thấy thấy dễ chịu. Có khi có hai người ngồi với nhau, xưng hô như thế lại thấy hay là đằng khác. Nó luôn chủ động nâng cốc, cụng chén uống cùng lão. Lão thấy nể cái khả năng uống rượu của nó. Uống ngang phân với lão mà mặt nó vẫn tỉnh khô. Hai má chỉ hơi ửng hồng lên như người mới đi ngoài nắng về. “Vợ chồng em không bao giờ quên ơn anh... Em cũng không bao giờ quên...” Hoa nhìn chằm chặp vào đôi mắt lão. “Em muốn lấy cái ao ấy cũng được, cho nó liền thửa, tiện nuôi trồng thủy sản... Hoặc nếu có sử dụng vào mục đích khác thì cũng đẹp...” Lão đưa miệng vào sát tai nó thì thầm câu được câu chăng. “Em cảm ơn anh...” Hoa nửa như vô tình cầm lấy cổ tay lão, ghé miệng sát vào tai lão: “Đến bây giờ em vẫn sợ... sợ cái hôm em xay ngô bị anh bóp đấy!...” Vừa thì thầm, Hoa vừa cười vẻ ranh mãnh. Nhưng lão lại nhìn thấy sự chân thành, dại dột của Hoa. Lão tợp một hớp rượu rồi đưa tay nắm chặt lấy cổ tay tròn và mát lạnh của Hoa. “Em nhớ mãi hôm ấy, nếu anh không sợ, có khi em về làm vợ rồi í... hì hì...” Lão đưa mắt nhìn Hoa. Nó kém vợ lão mỗi hai tuổi mà thân hình còn đầy đặn, hai bầu vú của nó như đầy lên, trắng nõn nà lồ lộ dưới cái cổ áo hình lá sen, tạo nên một cái khe còn ngay ngắn, căng đét, chứ không bèo nhèo như cặp vú mướp của vợ lão.
Sau bữa ăn trưa hôm ấy, lão sinh quen. Quen vì thích nghe cái giọng ngọt ngào của Hoa, vì thích ngửi và hít sâu vào lồng ngực cái mùi mồ hôi đàn bà đầy khêu gợi đã kích thích những dục tính của lão lên đến cao độ. Và, lão, chính lão đã bày mưu tính kế, lập hồ sơ giả cho cái ao của ông ngoại lão đã vào hợp tác xã mang tên “ao bà Ấm” là mẹ đẻ của Hoa. Chính lão đọc cho Hoa viết tờ giấy mang danh bà Ấm cho tặng con gái là Đào Thị Hoa ba sào ao ấy. Có tờ giấy kí tên bà Ấm cho con gái ao, lão lập hồ sơ giao gần hai nghìn mét vuông ao cho vợ chồng nhà Bính Hoa. Ngày xưa ông Vượng còn làm chủ tịch, chắc khó mà xong việc này, nhưng bây giờ chủ tịch xã là Tích, người làng Năm Thôn, không biết gốc tích ao chuôm làng Yên Dương nhà lão, hơn nữa những việc nhạy cảm này chủ tịch chả cần căn vặn, chỉ cần nhìn vào đôi mắt cá chày của lão là đã hiểu, nên chỉ nhìn một lượt là kí, không phải nghĩ.
Ngay khi được xã đồng ý giao đất ao thay cho đất trồng lúa, hai vợ chồng nhà Bính Hoa đã thuê người, ngày đêm đổ đất lấp ao theo kiểu lấp đến đâu, trồng cây ăn quả đến đấy. Ai cũng nghĩ nhà Bính Hoa chỉ chuyển đổi đất từ trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả, chả ai ngờ đó chỉ là một bước thử thăm dò để chuẩn bị chạy thêm bước nữa. Chính lão đã bị xoáy vào cuộc chơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nhà Bính Hoa một cách xuất sắc đến ngoạn mục như thế. Xuất sắc và ngoạn mục còn hơn cả làm cho chính nhà lão, chứ nhà anh em ruột thịt, hay lũ cháu chắt đồng tông nhà lão thì đừng hòng. Lão dám lấy tiền của anh em ruột thịt à? Lão dám cầm tay, bóp vú người ruột thịt nhà lão à? Có mà loạn luân! Vậy lão sẽ được gì? Đấy là chưa kể, năm đảng ủy xã định kết nạp lão vào đảng, đúng lúc nhạy cảm, cấp trên xem xét lí lịch cho lão thì ngay trong nội tộc của lão tố cáo cả bố và mẹ lão hồi kháng chiến chống Pháp, cứ đêm đến nghe tiếng chó sủa là chõ ra ngoài cổng chửi Việt Minh về phá làng. Thế là lão mất cơ hội vào đảng. Mất cơ hội phấn đấu. Vậy thì bây giờ, tấc đất tấc vàng, chúng có thân thì lo, lão cóc làm cho thằng nào nữa... Lão biết chúng nó thì thầm sau lưng lão. Nhưng mặc xác chúng. Làm hộ cả họ nhà lão tức là làm hộ nửa làng. Họ nhà lão to. Vai vế lão cũng to. Đấy là chưa kể con quan viên tứ họ nhà vợ lão... Làm hộ tuốt thì lão treo niêu à? Với lại còn những ông sếp của lão nữa. Lão lấy gì mà trả cho họ. Không có gì, còn lâu họ mới kí cho nhé! Nhà Bính Hoa nó khác. Nó chu đáo tất tần tật. Chả lúc nào lão quên được cái vòng tay mềm mại và mát lạnh của Hoa, cái mùi nồng thơm da thịt và tiếng rên rỉ buột ra từ miệng nó rót vào tai lão đến tê rung cả màng nhĩ...
Cả hai ngàn mét đất ao của nhà nó được sự giúp đỡ của lão, và trên nữa là các cấp chính quyền theo đường dây của lão, do chính lão tạo dựng lên, đã được chuyển sang đất làm nhà ở lâu dài. Cũng phải phục là, không biết lũ con nhà nó làm gì trên phố huyện mà nhiều tiền đến thế. Chỉ sau một thời gian ngắn, hai cơ ngơi vào loại to đẹp và khang trang nhất làng đã mọc lên. Xung quanh mỗi căn biệt thự là vườn cây ăn quả, là sân lát gạch khổ to Giếng Đáy loại một lúc nào cũng đỏ au. Cũng chính từ lúc ấy, mọi người nhao nhao lên, thi nhau san lấp ao. Cái làng Yên Dương nhà lão vốn nằm trong một thung lũng, nước mưa, nước thải sinh hoạt của cả làng chủ yếu đổ dồn vào tích trữ ở một dãy ao trước làng chạy dài suốt từ điểm cực đông đến điểm cực tây của làng, nay bị san lấp hết, chỉ còn có hai cái ao Chạ nằm giáp con đường làng đi quanh hai bên sân đình, nên cứ động mưa là nước ngập hết đường ngõ trong làng. Ai cũng bảo tại lấp ao, nhưng chả ai có ao lại không lấp. Chính quyền xã cho lấp thì tội gì không lấp! Lão Khánh anh con bác bên đằng ngoại nhà lão mải mê đi làm xa, khi trở về làng bỗng giật mình nhớ đến ao. Lão Khánh xông đến nhà thằng Bính chửi rủa cả một tuần lễ vì thấy thằng Bính xây một căn biệt thự đẹp cỡ hàng tỉnh và trồng cây cảnh phong thủy và cây ăn quả trên đất ao nhà mình. Thằng Bính gọi điện cho công an đến. Sau khi kiểm tra, thấy giấy tờ nhà đất của nhà Bính Hoa hợp lệ, công an xã mời lão Khánh lên xã bắt làm kiểm điểm rồi phạt vi cảnh vì gây rối mất trật tự công cộng. Khốn nỗi, đúng thời gian đó lão Hoạch đi nghỉ mát mãi trong Sầm Sơn, không có nhà để kịp thời giải quyết cho êm thấm nên mới xảy ra chuyện như thế. Vừa về đến nhà lão đã phải chạy ngay vào trong nhà lão Khánh xoa dịu bằng cách sẽ hoán đổi ao làng cho phần ao đã giao cho nhà Bính Hoa. Lão thì thầm to nhỏ phân tích cho lão Khánh về sự hơn thiệt nếu hoán đổi diện tích ao làng cho lão Khánh. Ao làng nằm ở vị trí đắc địa, ngay giáp con đường cái giữa làng đã được mở rộng, hai ô tô tránh nhau thoải mái, lại đã được thực hiện bê tông hóa ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đổi ao ngoài đầu làng đằng xóm Đông lấy diện tích ao làng thì quả là lợi đơn, lợi kép. Ngẫm nghĩ một lúc, lão Khánh mới dịu giọng, đứng dậy đi súc ấm, pha trà mời lão...
Ngay sáng ngày hôm sau, lão trình lãnh đạo ủy ban xã về việc giao diện tích ao làng cho lão Khánh. Lão thuyết minh rằng, khi vào hợp tác xã nông nghiệp, mọi người đều đóng góp ruộng nương, ao chuôm, nay thực hiện chia đất trồng lúa, đất ao cho dân thì làm sao xác định để đất nhà ai thì trả lại cho nhà ấy được. Giao đất trồng lúa cũng như giao đất ao, cốt sao cứ đủ diện tích theo quy định của xã là được. Mỗi nhân khẩu được chia đất lần này được 391 mét vuông, quy định hoán đổi diện tích đất ao tương đương nhau, có nghĩa ông Khánh lấy hai ngàn mét vuông ao thì thôi không lấy hai nhìn mét vuông ruộng trồng lúa nữa, số diện tích đất trồng lúa được hoán đổi ấy sẽ giao cho các hộ khác, thế là ổn cả. Thấy phân tích có lý, có tình, chủ tịch xã kí ngay phương án hoán đổi đất ruộng lấy đất ao làng của làng Yên Dương. Lão Khánh cho thuê hai chục xe công nông trong làng, ngoài xã, ngày đêm chạy rầm rập, phả khói khét lẹt cả nửa cây số đường làng. Tiếng xe rú ga lúc tiến, lúc lùi đổ cát, đổ chạc vữa làm những hộ dân sống cạnh ao làng bức xúc. Họ lầm rầm chửi cánh nhà lão Hoạch, lão Khánh, cậy quyền thế công nhiên chiếm mất ao làng. Tay Phóng đội trưởng đội sản xuất lại là em thúc bá với lão Hoạch vốn có hiềm khích với lão Hoạch nổi khùng lên, công kích ra mặt. Chả là cách đây năm năm hắn cho san phẳng cái miếng đất ngay trước nhà lão Hoạch làm cái chuồng nuôi con bò cái để đẻ lấy bê con. Mảnh đất ấy vốn là cái gồ mọc đầy những cây dứa dại, xương rồng bà gai nhọn hoắt, vô tình chạm phải, gai xương rồng bà đâm sâu vào thịt buốt nhoi nhói. Sợ nhất là những cây mò, lá to bằng hai bàn tay ghép vào, mặt dưới là những con mò nhỏ li ti, màu đỏ, trẻ con, người lớn không may chạm phải lập tức những con mò bé tí tì ti kia bay sang bám vào rốn, vào nách. Ai ngờ vừa dọn xong thì mụ vợ lão Hoạch ra nhảy xếch lên mà xỉa xói, chửi bới. Tay Phóng chạy ra mặt đỏ tía tai phân trần, không ngờ đúng lúc ấy, lão Hoạch phi xe máy về đến nhà, người sực nức mùi rượu đượm với mùi ai ai của lá húng rau thơm và một thứ mùi gây gây như mùi dồi lợn. Lão Hoạch dựng xe ngay đầu ngõ, lao vào giang tay, thẳng cánh tát tay Phóng một cái nẩy đom đóm mắt. Tay Phóng ôm mặt chạy vào trong nhà không chống đỡ, nhưng kiên quyết không dọn chuồng bò đi nơi khác. Lão Hoạch tức mà không dám làm to chuyện, đành để cho thằng em con thúc bá giời đánh chiếm mất không miếng đất gồ, án ngữ ngay cái mặt tiền nhà lão. Dù chiếm được đất, tay Phóng vẫn cay cú vì bị tát một cái. Tiếng là anh em ruột thịt, nhưng cấm nhờ được lão Hoạch cái gì. Thật không bằng người dưng nước lã...
Chính thằng Phóng em con chú ruột lão Hoạch bày ra cái trò khốn nạn ấy. Hắn nhân danh Đội sản xuất dựng một tấm biển “Công trình khu vui chơi trẻ em Đội Một” ngay ở lối xe chở đất cát cho nhà lão Khánh ra vào nơi ao làng. Rồi cũng chính hắn vận động các gia đình đóng góp tiền bạc, công xá, thuê xe đổ đất cát xuống ao làng. Hắn dằn mặt bọn chở thuê đất cát cho nhà lão Khánh, khiến các chủ xe thanh lí hợp đồng với lão Khánh, chuyển sang chở thuê cho tập thể Đội Một. Thế là hắn và cả cái đội một này hất lão Khánh ra khỏi cuộc chơi đổi ruộng lấy đất ao làng. Lão Khánh có mọc thêm sáu đầu mười hai tay cũng không sao có thể đấu được với mấy chục gia đình san lấp ao với cái danh nghĩa “làm sân chơi cho trẻ em” ...
Lão Hoạch cay mũi nhưng cũng đành bó tay. Chẳng những thế, lão còn bị cấp trên gọi lên phê bình vì làm việc thiếu chín chắn. Tay chủ tịch xã mặt non choẹt chỉ cỡ tuổi con lão mới trông thấy lão đã gọi giật giọng, lên mặt dạy đời rồi ấn vào tay lão cả một tập đơn thư tố cáo lão vì tình riêng mà chia ao làng cho nhà lão Khánh, mặt cứ tửng từng tưng như chỉ mình lão là người có lỗi. Mình lão có lỗi thì chữ kí của nó là cái c. khô à? Mù không đọc à, mà đổ hết tội lỗi lên đầu mỗi một mình lão... Lão nuốt mấy lần mới xuôi cục nghẹn vào được trong bụng. Nước mắt ứa ra chua xót.
Nhưng khốn nạn nhất cho cái thân lão là cái phần đất ruộng mà lão Khánh đổi lấy đất ao lại được xã tổ chức đấu thầu cho thuê mất rồi. Làng Yên Dương nhà lão không còn một mét vuông quỹ đất dự phòng nào cả. Ngay cái máng ngoài cổng Cái cũng đã cho một đơn vị viễn thông thuê để xây dựng và lắp đặt một trạm tiếp sóng thời gian những năm mươi năm. Lão Khánh bị Đội Một cướp mất ao làng thì điên cuồng lên, chạy hết xã lên đến huyện yêu cầu giải quyết để giành lại phần đất ao xã đã có quyết định cho lão đổi từ đất ruộng sang. Chữ kí của xã có dấu đỏ rành rành mà không ai giải quyết. Không đòi được đất ao, lão Khánh bị mất trắng gần hai trăm triệu đồng tiền thuê đổ đất cát và san lấp. Lão như kẻ chân không tới đất, cật không tới trời, đất ao bị bọn người nhân danh làm nơi vui chơi cho trẻ em cướp mất, đòi lại đất ruộng thì đã hết quỹ đất...
Lão Hoạch như đứng giữa hai làn đạn. Đứng giữa hai trận tuyến. Dân thì kiện lão tình riêng với nhà lão Khánh mà cấp cả đất ao làng cho lão Khánh. Còn lão Khánh đòi ao không được, đòi đất hết đất thì quay sang kiện lão đã thông đồng cấp ao của các cụ để lại mà lão Khánh được ăn hương hỏa, cho Hoa vợ thằng Bính. Lão Khánh còn đưa bằng chứng về những quan hệ bất chính giữa lão Hoạch và Hoa, khiến vợ lão giãy nảy lên, kêu khóc, còn thằng Bính, đứa đã được mấy nghìn mét vuông đất ao thì hằm hằm nhìn mặt lão như muốn xông vào mà băm vằm, xé xác lão ra. Chỉ có Hoa là mặt sứa gan lim. Nhìn thấy lão vẫn lúng la lúng liếng. Lão nhìn Hoa. Bao nhiêu cảm giác háo hức, rừng rực như có lửa cháy trong lòng nay đã nguội lạnh hẳn. Lão cảm thấy một cảm giác ghê tởm thớ lợ khi bất giác nhìn thấy cái đầu lưỡi nhọn như lưỡi rắn nhưng lại đỏ loét của Hoa bất giác thò ra liếm lên cặp môi dày xăm màu thâm xỉn của nó. Tất cả đã quá mù sang mưa. Lão không còn sợ bị phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ cái quan hệ lợi dụng lẫn nhau giữa lão với Hoa nữa. Đằng nào thì vợ lão cũng đã biết. Ê chề. Nhục nhã đã là thứ cảm giác quen thuộc với lão. Ngu mới chết ở cái vũng trâu đằm. Ngu mới chết vì cái miếng thịt ba lạng của con đàn bà quái vật... Lão nuốt những cục đắng vào bụng mà nước mắt cứ rỉ ra....
Lão Hoạch cựa mình rờ rẫm đưa hai chân vào đôi dép da rồi đứng dậy, lảo đảo bước ra ngoài hiên. Trời đã tắt nắng. Một thoảng gió nhẹ phả hơi nóng vào mặt lão. Lão lê bước đi ra khỏi nhà. Lão đi trong vô định. Đã đến nước này, lão cũng chẳng còn gì nữa. Kỉ luật lão thì cũng vậy. Bắt lão đi tù thì lão đi tù. Làm cái chức bé tí trên xã, một mình lão cũng chẳng quyền hành gì mà quyết. Lão chết thì cũng khối thằng chết theo. Đi tù rồi cũng ra tù. Nhưng có một sự day dứt vì mất mát còn lớn hơn, khủng khiếp hơn là ở tù vài năm rồi xóa án tích. Đó là sự mất mát tình cảm. Mất tình mất nghĩa với vợ lão, với các con lão. Lão cảm thấy chua xót trong lòng mỗi khi nhớ tới những ánh mắt của vợ con nhìn lão. Nhất là đôi mắt của vợ lão lúc nào cũng ngân ngấn nước, chả dám nhìn ai. Hình như những việc lão làm, chính lão không cảm nhận được đầy đủ sự bẽ bàng và xấu hổ, mà ngược lại lão còn cảm thấy có đôi chút kiêu hãnh vì lão đã chinh phục được một người đàn bà mà lão thích từ lúc còn trẻ. Chỉ đến khi việc cấp đất ao cho lão Khánh không thành, sự việc bị vỡ lở, lão mới thực sự cảm thấy nỗi chua xót, sự ê chề trong lòng lão. Từ nay, liệu lão có còn đủ can đảm bước vào nhà lão Khánh nơi có ban thờ ông bà ngoại lão nữa hay không? Liệu lão Khánh có tha thứ cho lão hay không. Đằng họ nội nhà lão tiếng là đông người, nhưng lão lại là con độc nhất của cha mẹ lão. Các anh em trong nội tộc đều đã xa lánh lão. Thằng Phóng con chú ruột lão, rồi mấy đứa em thằng Phóng nữa gần như đã từ mặt lão từ lâu rồi. Chẳng lẽ những năm cuối đời lão lại trở thành một kẻ cô độc. Trên đời này, cái đáng sợ nhất không phải là nghèo đói, không phải là đòn roi và những sự trừng phạt, mà chính là mình không còn ý nghĩa gì với bất cứ ai nữa. Đó là sự cô độc. Tù đày trong sự cô độc còn đáng sợ hơn mọi sự cầm tù khác. Những cảm giác thăng hoa của dục tính làm con đực rồi cũng qua đi. Những chiếc phong bì dày mỏng gộp lại để thành một gia sản lớn của lão rồi đến lúc cũng chẳng để làm gì. Làm sao có thể quay lại được thời gian để làm lại từ đầu. Cả đời đi làm việc chỉ lạng lách để kiếm chác, làm sao có thể dễ dàng quay lại làm người tử tế. Lão bỗng nhớ đến bu lão, người đã một mình tần tảo rau cháo nuôi lão, người một đời làm vợ trong roi vọt và những cơn thịnh nộ chửi rủa của chồng trong những cơn say không biết tỉnh bao giờ. Bu ơi, tại con mà nên nông nỗi này. Tại con mà mất cái ao của ông ngoại. Tại con mà anh Khánh lâm vào cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”. Ao không đòi được, ruộng thì không còn để cấp. Con biết sống làm sao đây bu ơi...! Anh Khánh cũng từ con nốt rồi...!
Đôi bàn chân vô thức đã đưa lão đến cái sân chơi dành cho trẻ em Đội Một. Cái Ao Làng rộng mênh mông hơn hai nghìn mét vuông đã được san lấp và đổ một lớp bê tông dày đến ba mươi phân có tường quây bao quanh. Trên sân người ta đã lắp những con thú nhún bằng sắt, những xà ngang, xà dọc và những chiếc xích đu, những hàng ghế xi măng đã rửa màu sáng. Lão Hoạch đưa mắt lơ đãng nhìn. Chợt lão hiểu ra, chẳng ai có thể chiếm cái Ao Làng này được. Từ mấy trăm năm nay từ ngày thành lập làng đến giờ Ao Làng vẫn là của làng.
Trời tối hẳn, những ngọn đèn cao áp dựng xung quanh cái sân chơi cho trẻ em trên cái Ao Làng bỗng bật lên thứ ánh sáng màu xanh lét. Gió Nam thổi hun hút tràn qua mặt sân xi măng mang theo một chút hơi nóng còn vương lại ào ạt thổi vào phía trước làng.
“Ông Hoạch hôm nay rảnh rỗi thế, ông ra vãn cảnh à?” Có tiếng đàn bà khan khan như tiếng vịt đực hỏi.
“À... không, tôi đi qua đây thôi...” Lão Hoạch lí nhí trả lời rồi đưa chân rảo bước đi về phía xóm Giếng nhà lão Khánh. Bóng lão chìm trong ánh sáng xanh lét, mờ ảo của những ngọn đèn đường thưa thớt lúc trời vừa nhập nhoạng tối.
Tổng hợp nhiều nguồn
Những năm ấy, luật pháp về đất đai còn chưa nghiêm, chỉ cần xã, hoặc thậm chí ngay cả thôn cũng có thể cắm vài chục mét vuông đất cho giãn dân xây căn nhà cho lũ con cái ...
Khán giả bất ngờ khi thấy Trương Phương - nữ diễn viên lùn nhất màn ảnh Việt lột xác xinh đẹp khi diện thiết kế trong BST "Cổ tích" của Ivan Trần trên sàn diễn thời trang...
“Mời ngài dùng trái cam này!”, nói thế này không đúng kiểu luật sư, vậy phải mời cam thế nào mới chuẩn con nhà luật?
Đây là câu nói đến từ Lão Tử, một vị triết gia cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc. Ông muốn nhấn mạnh rằng, dù cho mục tiêu hay ước mơ của chúng ta có vẻ lớn lao và khó khăn...
Ca sĩ Bảo Trâm là “nàng thơ” của Cao Minh Tiến trong bộ sưu tập áo dài đón Tết lấy cảm hứng từ áo Nhật Bình.