Giới trẻ ngày càng kết hôn muộn, lười sinh con

30/08/2024 20:00
Độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu ở nước ta ngày càng muộn hơn, tính đến năm 2023 độ tuổi này tăng lên 27,2.

Thông tin trên được ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế chia sẻ tại Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp diễn ra mới đây.

Theo thống kê, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở nước ta ngày càng muộn. Năm 1999, tuổi kết hôn lần đầu là 24,1, đến năm 2019 tăng lên 25,2. Đến hết 2023, tuổi kết hôn lần đầu tiếp tục tăng lên 27,2. Với nam giới, tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 29,3 và nữ giới là 25,1.

Cùng với tình trạng kết hôn muộn, mức sinh trên toàn quốc có xu hướng giảm. Cụ thể, tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Hiện 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước. Đa số là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh.


Nhiều người trẻ ngại kết hôn, kết hôn muộn. (Ảnh minh hoạ)

Chuyên gia đánh giá, nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh, tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Phân tích nguyên dân dẫn đến mức sinh ngày càng thấp, ông Phạm Vũ Hoàng cho rằng trình độ học vấn và hoàn cảnh kinh tế liên quan đến mức sinh. Phụ nữ thành thị sinh muộn và sinh ít con hơn phụ nữ nông thôn.

Ở khu vực thành thị, mức sinh cao nhất là nhóm phụ nữ 25-29 tuổi, với 127 trẻ/1.000 phụ nữ. Trong khi, ở khu vực nông thôn, mức sinh cao nhất rơi vào nhóm 20-24 tuổi, với 147 trẻ/1.000 phụ nữ.

Số liệu năm 2023 cho thấy, người giàu nhất có mức sinh là 2 con, người nghèo có mức sinh là 2,4 con, người mức sống khá và trung bình sinh từ 2,03 đến 2,07 con. Còn người trình độ học vấn dưới tiểu học sinh tới 2,35 con thì người có trình độ trên PTTH chỉ đẻ 1,98 con.

Theo chuyên gia, đô thị hóa, kinh tế phát triển, áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con là yếu tố làm giảm mức sinh. "Ở khu vực thành thị, việc thiếu trường học, nỗi lo về học phí, chi phí sinh hoạt khiến nhiều người e ngại sinh con. Nhiều người Việt cũng có tâm lý muốn hưởng thụ, dành thời gian, tiền bạc cho các thú vui cá nhân mà không muốn sinh con", ông Hoàng dẫn chứng.

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng cho rằng, nếu Việt Nam không có đột phá chính sách kinh tế xã hội và chính sách dân số thì mức sinh sẽ tiếp tục giảm sâu.

"Hàn Quốc đang phải đổ rất nhiều tiền để tăng mức sinh nhưng vẫn chưa đạt được. Việt Nam vẫn còn kịp để tăng mức sinh, bởi truyền thống gia đình Việt Nam, đa số thanh niên hiện nay vẫn mong muốn kết hôn khi trưởng thành và muốn có 2 con. Nếu có chính sách phát triển bền vững, tạo điều kiện cho thanh niên lập gia đình, sinh con, nuôi con thuận lợi thì sau 20-30 năm nữa các thế hệ tiếp theo", GS Nhân nói.

GS Nhân cho rằng, để mỗi gia đình sinh được 2 con, thì thu nhập của một gia đình 2 người đi làm phải nuôi được 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con). Vì thế, cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Đồng thời thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.

Theo 2Sao/VTCNews


Tin xem thêm

Nên duyên cùng ân nhân cứu mạng, cô gái có cuộc hôn nhân hạnh phúc

Kỹ Năng Sống
06/11/2024 20

ANH - Câu chuyện của Charlotte Lay và người lái tàu từng cứu mạng cô là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu và sự gắn kết qua những hoàn cảnh không ngờ.

Chồng kể vợ cũ thường xuyên tâm sự, muốn tôi tin anh trong sáng

Kỹ Năng Sống
30/10/2024 20

Chồng tôi dường như không có ý định giấu giếm, anh thản nhiên nói với tôi về mỗi tin nhắn của vợ cũ. Anh muốn tôi tin rằng mối quan hệ ấy là trong sáng.

Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra bi kịch

Kỹ Năng Sống
26/10/2024 20

Ông chủ 68 tuổi bày tỏ tình cảm và mong muốn tái hôn với người giúp việc U60. Tuy nhiên, bí mật phía sau khiến người trong cuộc đau lòng.

Sau trận cãi vã nảy lửa ngày 20/10, vợ chồng tôi nhận ra bài học quý giá

Kỹ Năng Sống
25/10/2024 20

Tôi nhớ mãi năm ngoái, vào ngày 20/10, vợ chồng tôi cãi nhau một trận tơi bời. Tôi hết lòng chuẩn bị quà cho vợ nhưng cô ấy trách móc, rồi khóc nức nở.

Đến thăm chị đồng nghiệp cũ, nhớ lại những ngày vật vã thoát trầm cảm

Kỹ Năng Sống
23/10/2024 20

Tôi cùng cô hàng xóm tới thăm chị đồng nghiệp cũ. Chị mắc bệnh trầm cảm, mới về nhà sau 2 tháng nằm điều trị nội trú tại bệnh viện.

Chuyên gia tâm lý tiết lộ những dấu hiệu ngoại tình, cách chữa lành tổn thương

Kỹ Năng Sống
12/10/2024 20

Ngoại tình ở đâu cũng có nhưng cách chúng ta nhìn nhận, đánh giá sự việc còn tùy thuộc vào nội tình của câu chuyện, thời gian và địa điểm cụ thể mà nó xảy ra.

Sau ly hôn, mẹ đơn thân yêu người chuyển giới, tổ chức cưới hỏi linh đình

Kỹ Năng Sống
11/10/2024 20

Được cả hai bên gia đình ủng hộ chuyện tình yêu, mẹ đơn thân đã có một đám cưới linh đình với người chuyển giới.

Tác dụng của 1 tách trà xanh sau bữa ăn

Kỹ Năng Sống
10/10/2024 20

Trà xanh có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.

Yêu qua mạng 4 năm, cặp đôi Nghệ An vừa gặp mặt đã làm lễ dạm ngõ

Kỹ Năng Sống
09/10/2024 20

Yêu qua mạng suốt 4 năm, cặp đôi lần đầu gặp mặt vào tháng 9 năm nay và quyết định làm lễ dạm ngõ sau 1 tuần gặp gỡ.

Kỷ luật tiến bộ - hướng đi mới trong quản trị doanh nghiệp

Kỹ Năng Sống
08/10/2024 20

Ràng buộc trách nhiệm bằng các bộ quy tắc và phê bình là điều quen thuộc trong môi trường công sở. Nhưng có một thực tế là, công việc sẽ hiệu quả hơn nếu người làm việc t...