Những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần biết

25/05/2024 10:00
Để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra, người dân cần thực hiện 11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.

Vào 0h30 rạng sáng ngày 24/5, 2 ngôi nhà tại ngõ 119 Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng. Bước đầu xác định 14 người chết, 6 người bị thương trong vụ cháy đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện.

Để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra, người dân cần thực hiện 11 kỹ năng sau:

Tìm cách dập lửa

Khi phát hiện có đám cháy bạn đừng quá hoảng hốt và sợ hãi, điều đầu tiên là phải ổn định nhịp thở, bình tĩnh để tìm cách xử lý. Bạn nên quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói ở đâu. Nếu đám cháy nhỏ bạn nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên cho mọi người trong nhà biết để cùng thoát hiểm, ngay sau đó hãy lập tức gọi cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 để được trợ giúp.


Cổng căn nhà xảy ra cháy.

Tìm kiếm lối thoát an toàn

Trong lúc thoát hiểm khi có cháy nên báo cho những người xung quanh biết, tìm kiếm các lỗi đi an toàn và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.

Lối thoát nạn an toàn là lối thoát không bị khói, bụi, sản phẩm cháy và không bị đám cháy ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng con người. Các lối ra phải dễ thấy và các lối đi vào được đánh dấu rõ ràng bằng biển báo hướng dẫn.

Mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn

Nếu muốn mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn, bạn cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của cửa trước. Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.

Chống nhiễm độc

Hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt: Thực tế, nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy, bạn không nên cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà hay tìm hiểu nguyên nhân đám cháy xảy ra khi lửa đã cháy quá lớn.

Để chống nhiễm khói, bạn cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.


Nắm bắt kỹ năng thoát khỏi đám cháy trong nhà sẽ cứu sống bạn và gia đình (Ảnh minh họa).

Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng. Bạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ. Nếu không thể tìm một lối thoát an toàn hoặc nhận được sự trợ giúp của người khác, bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy, điện gây cháy nổ sẽ khiến đám cháy bùng phát nhanh hơn.

Nếu quần áo của bạn bị cháy

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi. Hãy nằm xuống. Việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên). Bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Sau đó lăn vòng quanh để giúp dập lửa.

Lưu ý tuyệt đối không nhảy vào bể bơi, hồ nước trong khu vực cháy vì rất có thể lửa đã làm nóng nước, có thể gây bỏng toàn thân khi nhảy vào.

Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

a) Bạn không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát
✓ Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.
✓ Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh bị cứa vào tay.
✓ Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.
✓ Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

b) Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng
✓ Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.
✓ Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
✓ Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng dính.
✓ Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng
✓ Cố gắng bằng mọi cách để liên lạc với người bên ngoài hoặc lực lượng cứu hộ biết mình đang bị kẹt ở trong đó để được giúp đỡ kịp thời.
✓ Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh. Lưu ý tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian kín.

Hợp tác

Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn phải bình tĩnh, chú ý làm theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ cứu hộ. Nếu xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên để thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra). Đây là những lối thoát nạn an toàn nhất.

Giúp đỡ

Bạn giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân bạn có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

- Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

- Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

Không quay lại nhà bị cháy

Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi an toàn. Sau đó kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Theo SKĐS


Tin xem thêm

Nàng nào muốn sang lên thì tránh 4 kiểu quần này, rất dìm dáng và tối kỵ với chốn công sở

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 20

Chị em công sở nên cân nhắc trước khi sắm các kiểu quần này nếu muốn thăng hạng phong cách.

Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 10

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các...

Bí quyết sống còn của doanh nghiệp Việt tỷ đô vươn lên từ thất bại

Kỹ Năng Sống
19/09/2024 10

Lì lợm và kỷ luật đi đến mục tiêu là một trong những bí quyết sống còn giúp FPT trở thành doanh nghiệp Việt tỷ đô, tự tin 'sánh vai các cường quốc năm châu' bằng chất xám...

Chàng trai chuyển nhầm tiền nhận bão ‘like’ sau sao kê của MTTQ Việt Nam

Kỹ Năng Sống
17/09/2024 20

Sau khi Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) công khai sao kê, cộng đồng mạng phát hiện một thanh niên chuyển nhầm tiền ủng hộ 2 lần và muốn xin lại khoản chuyển nhầm.

Tôi muốn chia tay người yêu 6 năm để đến với chủ nhà trọ lớn hơn 20 tuổi

Kỹ Năng Sống
16/09/2024 08

Người yêu vô tâm, lười biếng, thường xuyên vay tiền khiến tôi mệt mỏi. Trong khi đó, tôi được chủ nhà trọ lớn hơn 20 tuổi chiều chuộng, quan tâm.

Đám cưới tổ chức lúc nửa đêm của cô gái Việt ở Ấn Độ...

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

11h đêm, lễ cưới bắt đầu được tổ chức. Tới 5h sáng, mọi thứ xong xuôi, cô dâu lên xe hoa về nhà chồng. Lúc xuống xe, đôi trẻ phải đứng trong hai cái rổ tre, ôm nhau đi và...

Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội có 2 thủ khoa tốt nghiệp tuyệt đối

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên có 2 thủ khoa tốt nghiệp với điểm tuyệt đối 4.0/4.0 kể từ khi áp dụng cách tính điểm này vào năm 2007.

Người đàn ông khiến tôi nhớ nhung, đau khổ suốt một đời

Kỹ Năng Sống
13/09/2024 20

Kỷ niệm về ngày mưa và người chồng sắp cưới của bạn thân khiến cô gái chưa một lần yêu như tôi nhớ nhung, đau đớn cả đời.

Tôi rơi vào cảnh mất mặt vì ham 1 kiểu váy rẻ, bạn đừng đi vào vết xe đổ của tôi

Kỹ Năng Sống
12/09/2024 20

Tưởng là chân ái nhưng kiểu váy này lại chính là “tam tai” của chính tôi

Chàng trai Mỹ đến TP.HCM cầu hôn bạn gái chưa từng gặp mặt

Kỹ Năng Sống
12/09/2024 20

Evan tỏ tình đến lần thứ 6, Tiên mới nhận lời yêu. Cuối năm 2020, anh đặt vé máy bay sang Việt Nam, chấp nhận cách ly nửa tháng để được gặp mặt, cầu hôn bạn gái.