Mùng 8/3 năm nào tôi cũng phải tặng quà cho khá nhiều phụ nữ xung quanh mình, hầu như là để hoàn thành điều mà đa số mọi người coi là nghĩa vụ của đàn ông trong dịp này.
Dù không hoàn toàn tự nguyện, tôi vẫn làm vì rất sợ lâm vào tình huống lúng túng khi bị hỏi "quà em đâu", "8/3 sao không có quà"...
Tôi miễn cưỡng vì cảm thấy cách mọi người tiếp nhận ngày này không giống như ý nghĩa của Ngày Quốc tế Phụ nữ mà tôi được biết từ nhỏ, đó là đấu tranh cho bình đẳng giới trong nhiều mặt của đời sống như lương, cơ hội học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp, đấu tranh chống phân biệt giới tính, chống bạo lực với phụ nữ, cho phúc lợi công bằng đối với bà mẹ và trẻ em gái...
Ở Việt Nam, 8/3 còn là ngày tưởng nhớ 2 nữ anh hùng dân tộc - Hai Bà Trưng. Vào ngày này, từ các cơ quan đoàn thể đến các gia đình thường có hoạt động kỷ niệm để tôn vinh phụ nữ, tôn vinh những đóng góp của họ.
Đương nhiên, hoạt động kỷ niệm ấy thường có hoa, có quà chúc mừng. Tôi cho điều ấy là văn minh và là một nét đẹp cần được duy trì. Thế nhưng bây giờ, nhiều người coi 8/3 là ngày phụ nữ được tặng quà, ngày mà nhiều chị em chờ quà, đòi quà từ chồng và bạn trai.
Quà là thể hiện sự quan tâm, yêu thương, trân trọng, nói chung là tình cảm tốt đẹp của người tặng đối với người nhận nên nó phải là sự tự nguyện. (Ảnh minh họa)
Như ở cơ quan tôi, ngày 1/3, phòng hành chính gửi email thông báo một số nội dung làm việc tháng, trong đó có các hoạt động kỷ niệm 8/3. Thế là chỉ trưa ấy thôi, cánh chị em đã túm tụm lại.
Họ không bàn về phúc lợi chung vì cái đó mặc nhiên theo quy định, mà bàn xem nên đòi gì từ cánh mày râu trong cơ quan. Người thì đề xuất mua vé xem phim, người bảo nên đi ăn hải sản, người cho rằng một thỏi son có lẽ là phù hợp... Sau khi bàn bạc xong, họ sẽ gửi thông tin cụ thể nhất đến phe mày râu chúng tôi để đảm bảo món quà được trao ngày 8/3 sẽ như ý.
Làm việc ở đây lâu, tôi đã biết cái lệ là ngoài việc đứng ra tổ chức buổi lễ chung của công ty với màn trao hoa, tặng phong bì, ăn trái cây, cánh đàn ông chúng tôi sẽ phải bỏ thêm tiền túi, mua món quà hiện vật gì đó khác cho chị em.
Tôi không tiếc tiền, nhưng khi thấy họ ầm ĩ bàn bạc để "chốt" món quà chúng tôi sẽ mua tặng, tôi thấy hơi buồn cười và hình ảnh các cô trong mắt tôi tự dưng trở nên kém duyên.
Tôi chưa từng dám nói ra cảm giác này với ai vì sợ rằng có khi mình suy nghĩ nhỏ mọn. Thế nhưng cuối tuần vừa rồi, khi ngồi lai rai với anh em trong công ty sau trận đá bóng và nhắc đến 8/3 sắp tới, tôi mới biết nhiều người có cùng suy nghĩ với mình.
Anh bạn đồng nghiệp nói, "đại hội chị em" để tự nghĩ quà, đòi quà vẫn chưa là gì. Anh ấy có cô bạn từ thời cấp 3, ngay đầu tháng đã "treo tus" gợi ý rồi. Có hôm, sau nhiều lần hoãn lên hoãn xuống, nhóm của anh ấy hẹn nhau đi ăn nhà hàng tại một trung tâm thương mại, cô bạn vừa xuất hiện liền nói to: "Ơ, đi ăn đúng 8/3 mà chả có hoa, có quà gì cho chị em à?" khiến bạn tôi "đứng hình".
Dù sau đó mọi người đùa vui, lảng tránh các kiểu, và nhóm đàn ông đã trả tiền bữa ăn, cô ấy vẫn "đeo bám" mãi chủ đề đó. Cho đến khi tất cả phải rẽ vào quầy mỹ phẩm để mỗi cô chọn một món, buổi gặp gỡ mới coi như kết thúc yên bình.
Sau câu chuyện của anh, những người có mặt cũng kể thêm nhiều tình huống "khó đỡ" khác và cuối cùng chúng tôi, mấy gã đàn ông quen sống đơn giản, nói với nhau rằng không hiểu từ bao giờ có cái lệ 8/3 đàn ông phải rầm rầm rút ví để mua quà cho đàn bà, quà cô giáo, quà vợ, quà người yêu, quà bạn bè, quà đồng nghiệp, quà đối tác...
Hễ có việc phải gặp mặt đúng ngày 8/3 mà không có hoa hay quà là thấy... ngại. Tôi nghĩ rằng, quà là thể hiện sự quan tâm, yêu thương, trân trọng, nói chung là tình cảm tốt đẹp của người tặng đối với người nhận. Vì thế, đầu tiên, nó phải là sự tự nguyện.
Thứ nữa, quà không phải để thể hiện nam quyền hay nữ quyền, càng không phải để thể hiện sự bình đẳng, do đó đừng làm cho ý nghĩa của Ngày Quốc tế Phụ nữ trở nên biến tướng với kiểu đòi quà vô duyên.
Phụ nữ phải đòi quà, ở khía cạnh nào đó còn là tự hạ thấp mình, đi ngược tinh thần đấu tranh vì bình đẳng giới của ngày 8/3.
Tất nhiên, ai cũng có quyền nhận quà trong ngày lễ của mình. Nhưng hãy lưu tâm một chút đến việc ai là người tặng và cách chúng ta được tặng.
Nếu chị em đòi hỏi quà cáp như một thứ trách nhiệm mà đàn ông phải gánh vác trong ngày 8/3 thì đương nhiên chúng tôi sẽ chỉ tặng quà để hoàn thành nghĩa vụ - không có tình cảm, không có sự chăm chút trong đó.
Theo 2Sao.Vn/VTC
Mặc dù đã nhiều tuổi nhưng bà H. luôn khao khát được đi tắm biển, mặc quần áo dễ dàng hơn nên tìm tới bác sĩ để thẩm mỹ lại vòng một.
Kiểu trang điểm thành nhân vật Toodles Galore trong phim hoạt hình "Tom và Jerry" được hàng nghìn TikToker thực hiện, hút triệu lượt xem.
MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
Bốn lô mỹ phẩm dưỡng trắng, chăm sóc da do một công ty tại TPHCM chịu trách nhiệm đưa ra thị trường vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc do mẫu kiểm nghiệm không...
Đảm bảo nhu cầu khuyến nghị, lựa chọn nguồn thực phẩm lành tính, dễ hấp thu là những lưu ý khi bổ sung canxi.
Xuất ngũ về quê, đôi bạn thân ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương, cùng nhau mở xưởng sản xuất đèn ngủ bằng trầm hương.
Tối hôm anh mua cốc nước dứa về, tôi nằm trằn trọc, tự hỏi liệu cuộc hôn nhân này có thể thay đổi không. Chúng tôi mới cưới nhau được gần 1 năm thôi mà.
Không chỉ làm gia vị, gừng còn có nhiều công dụng như kích thích mọc tóc, ngăn rụng và nuôi dưỡng tóc hiệu quả.
Sinh năm 2000, anh Tài muốn cưới vợ hơn mình 14 tuổi và đã có con riêng. Cha mẹ anh vẫn vui vẻ chào đón con dâu.
MỸ - Câu chuyện của cặp đôi gần 100 tuổi là minh chứng cho việc tình yêu không phân biệt tuổi tác và có thể đến bất cứ lúc nào.