Nội có nhìn đâu, hay nhìn nhưng không còn thấy gì nữa. Nội 84 tuổi rồi còn gì. Cũng may, nội không bị lẫn. Chỉ là cả năm nay mắt đã không còn nhìn rõ.
Ông nội nằm viện một tháng thì bác sĩ nói gia đình nên đưa về nhà. Ba nói với bà nội: Ba má về nhà con để tụi con chăm.
Má lớn tuổi rồi, một mình không xoay xở được đâu. Lỡ có chuyện gì tụi con biết làm sao. Bà nội không nói gì, lấy cái khăn tay cũ thấm mồ hôi trên trán ông nội.
Căn phòng dưới đất của ba mẹ dành cho ông bà nội. Ông nội nằm đó miệng lẩm bẩm những lời không rõ.
Bà nội đi ra đi vô làm những chuyện lặt vặt rồi ngồi thủ thỉ cà kê nói chuyện này chuyện kia cho ông nghe. Và ông nội đi nhẹ nhàng vào một đêm thu.
Lúc đó cả nhà đang ngủ say, chỉ còn bà nội vẫn nằm bên cạnh nắm tay ông. Tay ông nội lạnh ngắt, bà nội gọi cả nhà dậy nói ba bây đi rồi.
Minh họa: Đặng Hồng Quân
Trưa hôm sau, chú Út về chịu tang ông nội. Sau khi cột lên đầu vành khăn tang trắng, quỳ lạy trước vong linh ông nội, chú Út phủ phục dưới chân bà nội.
Chú nói má lớn nhận của con ba lạy này, coi như con thay má con tạ lỗi với má lớn. Bà nội đỡ chú Út dậy không nói gì. Nhưng đó cũng là lần duy nhất trong đám tang ông nội mà bà nội nhỏ nước mắt.
Nội không khóc lâu lắm rồi, kể từ lần cuối cùng người đàn bà đó mang theo thằng nhỏ hai tuổi đến nhà. Thằng nhỏ giống y chang ông nội, mắt to, chân mày rậm, tóc xoăn và cái miệng cười tươi rói.
Vừa nhìn thấy thằng nhỏ, bà nội chết đứng. Mãi sau mới run run bảo cô đưa thằng nhỏ vào nhà không nắng.
Người đàn bà vùng vằng nói tôi trả nó cho chị nuôi, con của chồng chị đó. Bà nội nhìn thằng nhỏ muốn ứa nước mắt, rót cho nó ly nước mà lóng ngóng sánh cả ra ngoài.
Đến chiều thì người đàn bà mang thằng nhỏ đi với số tiền nội đã dành dụm định cuối năm sẽ sửa sang lại căn nhà cho tươm tất.
Mấy đứa con đều đã đến tuổi trưởng thành, cần phải có nơi có chốn cho đàng hoàng đặng còn lo chuyện vợ con.
Ba gặp hai mẹ con người đàn bà ngoài ngõ. Bà ta đang hí hửng đếm cọc tiền trên tay. Ba chạy một mạch về nhà thấy nội ngồi gục đầu sau bếp, hai vai run lên. Năm đó ba 17 tuổi.
Chưa khi nào ba dám hỗn với bà nội, dù chỉ một lời. Ba dạy ba đứa em răm rắp nghe lời, biết phụ nội làm mọi việc.
Lời ra tiếng vào bên hàng xóm láng giềng không ít, ba cũng nuốt hết vào trong. Tính ba giống y chang tính bà nội, cứ lặng lẽ chịu đựng. Trước khi rước bà nội về làm dâu dòng họ Nguyễn, ông nội đã từng có một đời vợ tận bên xứ Lào.
Nghe đâu người đàn bà đó ở với nội một thời gian rồi theo một người buôn bán khác. Ông nội cưới bà nội rồi lại tiếp tục bươn bả qua những vùng đất khác. Từ đó, bao nhiêu tai tiếng bà nội lãnh hết, không oán than.
Ba cũng vậy, kể từ ngày hiểu được nỗi khổ của bà nội, người đàn bà có chồng đào hoa, ba càng thương nội hơn.
Nhưng năm 17 tuổi, lần đầu tiên ba hỗn với nội. Ba nói con hết chịu nổi rồi. Không có ba tụi con vẫn sống được.
Tới nước này rồi, má đừng để ba bước về căn nhà này nữa. Bà nội đang khóc, đứng dậy đưa tay tát ba một cái bạt tai bảo im ngay. Dù ba có như thế nào thì vẫn là ba của tụi con. Nhà này vẫn là nhà của ba con.
Lần đầu tiên nội đánh ba. Lần đầu tiên ba lặng im suốt một tuần không nói với nội lời nào. Rồi ông nội về thấy mọi thứ vẫn bình thường.
Chỉ có thằng con trai lớn không biết đến tuổi dậy thì trở chứng hay sao mà cứ lầm lầm lì lì cả ngày, hỏi gì cũng chỉ ừ hử rồi lảng đi. Và rồi sau lần đó, ông nội đi luôn, ở luôn bên nhà người đàn bà kia cho đến ngày ông bị chứng đau đầu kinh niên.
Ông hay lên cơn lúc thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa hè. Ông cũng lên cơn khi có biến động về cảm xúc, kiểu như ngoài sức chịu đựng. Những lúc ấy ông la hét om sòm, đập phá tùm lum, miệng lảm nhảm những lời khó hiểu.
Rồi ông nội mất thính lực. Bác sĩ nói ông bị sốc. Chú Tư đau, chú Tư bệnh, chú Tư hư, rồi chú lớn, lấy vợ, sinh con... một tay bà nội lo như những anh em khác. Vậy mà chú tự tử ở cái tuổi 39. Vậy mà người sốc là ông nội...
Gọi thằng Út về cho nó nhìn mặt ba bây lần cuối. Là bà nội nói khi mọi người bàn chuyện ma chay cho ông. Rồi bà nội khóc lúc chú Út vái lạy nội ba lạy. Suốt mấy chục năm qua, nội chỉ khóc trong lòng vì căn bệnh tắc tuyến lệ.
Để mãi đến khi ông nội mất, nội nhỏ những giọt nước mắt cuối cùng cho người đàn ông của mình, cho nỗi uẩn ức một đời đeo mang chỉ được tháo gỡ bằng cái lạy tạ tội của chú Út. Cũng từ đó, mắt nội mờ dần...
Nội đưa những ngón tay xương xương mò mẫm trên mặt bàn gom từng hạt cơm rơi bỏ vào miệng.
Cái bàn nhỏ được mang từ nhà cũ qua, luôn có một ghế dành cho ông nội. Món tép rang thơm mùi lá chanh, cũng là món khoái khẩu của ông nội.
Lần nào nhậu với chú Bảy, ba bây chẳng đòi món này, mà phải thật nhiều lá chanh. Học ở đâu ra thích cái món chi ngộ. Nội vừa nhắc, vừa đặt lại chảo tép lên bếp. Mùi lá chanh làm mũi ba cay nồng...
Tổng hợp nhiều nguồn
Nội bưng chén cơm, và từng miếng nhai trệu trạo. Chảo tép rang, đĩa đậu đũa xào nguội ngắt trên bàn. Nội đưa đũa gắp con tép, gắp lên, rớt xuống, gắp lên, rớt xuống… mãi ...
Mua thêm bản quyền 3 cuộc thi lớn, ông Phạm Duy Khánh cho biết người tiền nhiệm Trương Ngọc Ánh bận rộn với các dự án khác nên không thể tiếp tục công việc.
Khi hai đối tượng này gặp nhau chắc chắn sẽ có chuyện hay để cười...
Câu danh ngôn này không chỉ là một lời khuyên mà còn mở ra một góc nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh chúng ta.
Diễn viên Dương Cẩm Lynh trở lại đóng phim, bán hàng và mở thương hiệu thời trang riêng. Các công việc thuận lợi, mang lại kinh tế tốt cho cô sau quãng thời gian sóng gió...
Những năm ấy, luật pháp về đất đai còn chưa nghiêm, chỉ cần xã, hoặc thậm chí ngay cả thôn cũng có thể cắm vài chục mét vuông đất cho giãn dân xây căn nhà cho lũ con cái ...